Mặt Trăng, Hỏa tinh đang là những mục tiêu gần nhất mà NASA muốn đưa con người lên sinh sống. Tuy nhiên bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nghiên cứu các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Trong đó có Kim tinh là hành tinh được xem như là anh em sinh đôi của Trái đất, vì cả hai đều có kích thước, khối lượng, mật độ và thành phần gần giống nhau. Nhưng Kim tinh lại là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời, nhiệt độ trên bề mặt Kim tinh là 465 độ C.
Do đó con người không thể sống trên bề mặt hành tinh này, nhưng trên bầu khí quyển thì sao? Sau khi tiến hành những cuộc thăm dò, các nhà khoa học của NASA khám phá khí quyển của Kim tinh gần giống với Trái đất. Chính vì vậy mà NASA đã lên một kế hoạch vô cùng táo bạo, kế hoạch xây dựng một thành phố nổi trên bầu khí quyển của Kim tinh. Thành phố này sẽ được ghép từ các module trạm không gian và sẽ được giữ cố định trên khí quyển của Kim tinh, cách bề mặt 50km.
Mô hình thành phố nổi trên Kim tinh lắp ghép từ các module trên bầu khí quyển cách bề mặt Kim tinh 31 dặm
Các tấm pin Mặt Trời sẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho cả thành phố, tuy nhiên nguồn nước là một trong những vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu. Dự án hiện tại vẫn đang nằm trên giấy. Khó khăn ban đầu là vậy nhưng một nhóm các nhà khoa học tại NASA sẽ tiếp tục phát triển song song với dự án đưa con người lên Hỏa tinh hay Mặt Trăng, mở ra những hy vọng mới trong việc giúp con người tìm được một nơi định cư trên hành tinh anh em Trái Đất vào cuối thế kỷ 21.
Bầu khí quyển Kim tinh dày đặc khí carbon dioxide lẫn với những trận mưa sulfuric acid và bề mặt Kim tinh luôn hứng chịu những cơn gió bão mạnh gấp nhiều lần gió cấp 12 của Trái Đất xuất hiện rất nhiều ở đây. Cảnh quan bề mặt Kim tinh khô cằn như ở sa mạc bởi các vụ phun trào núi lửa tạo thành môi trường có sức ép mạnh gấp trăm lần so với Trái Đất khiến con người không thể xây dựng cuộc sống trên đó. Thực tế dự án gửi phi hành gia hay con người lên sống ở Kim tinh rõ ràng là một tham vọng điên rồ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự án của Trung tâm nghiên cứu NASA giải thích: Không có điều gì là không có thể và chúng ta có thể tin vào khái niệm tưởng tượng trong những cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng xây dựng một thành phố nổi giống như bay trên đảo Laputa của nhà tiểu thuyết Gulliver.
Bề mặt Kim Tinh luôn có những trận mưa sulfuric acid
Rõ ràng rằng, Kim tinh là không thích hợp để ở, nhưng khoảng 31 dặm phía trên bề mặt lại là một câu chuyện hấp dẫn khác. Bầu không khí carbon dioxide dày đặc sẽ mở đường cho một môi trường tương tự như của Trái Đất khi nó nguội xuống ở một nơi nào đó giữa không độ và năm mươi độ C. Mặc dù vậy, những cư dân Kim tinh tương lai có thể loại bỏ bộ quần áo điều áp nhưng vẫn sẽ không thể đi lang thang xung quanh thoải mái như cuộc sống của chúng ta trên Trái đất – không khí vẫn còn độc hại cho chúng ta hít thở và mưa acid trút xuống sẽ là một thảm họa. Tuy nhiên, với một nguồn cung cấp không khí và bảo vệ khí quyển, đây là một trở ngại dường như nhỏ để có thể vượt qua.
Theo NASA, những module lắp ghép tạo nên tổ hợp thành phố nổi thoạt nghĩ là một ý tưởng xa xôi nhưng có thể thực sự trở nên khả thi. Vấn đề chỉ là một câu hỏi về việc tìm kiếm một số loại khí nâng. Các chuyên gia NASA cho rằng khí nitrogen và oxy có thể được tìm thấy trong bầu không khí rất riêng của Kim tinh. Khi không khí chúng ta hít thở đáp ứng với carbon dioxide sẽ hình thành một lực nâng chỉ hơn một nửa so với khí heli – mà chúng ta vẫn ứng dụng trong khinh khí cầu đốt nóng bằng khí hydro hoặc heli. Khí heli tạo thành một vòm không khí để nâng một thành phố lên khỏi mặt đất cùng với các thùng chứa hydrogen và helium có sẵn cho phép các lực nâng được điều chỉnh như ý muốn. Hơn nữa, trên các đám mây carbon dioxide, những tấm pin mặt trời tận dụng ánh sáng mặt trời phản xạ từ sương mù trong khí quyển dày cung cấp năng lượng gần gấp đôi Trái đất. Mặt khác, dưới tầng khí quyển Kim tinh luôn có sức gió 95 dặm/giờ cùng với vòng quay nhanh hơn Trái Đất tạo điều kiện gây nên những đám mây giúp nâng bổng thành phố nổi.
Một “tòa nhà” di động trên Kim tinh có thể kết nối với các module khác
Thật ra, chính cuộc chạy đua “chiến tranh vũ trụ” giữa Liên Xô và Mỹ khởi từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước đã tạo tiền đề cho những giấc mơ chinh phục vũ trụ đưa con người lên sống trên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Liên Xô lần đầu tiên gửi lên các tàu vũ trụ liên hành tinh lên cả Kim tinh (Venus) và Hỏa tinh (Mars) vào năm 1960. Tàu đầu tiên thành công trong việc bay gần Kim tinh là Mariner 2 của Mỹ, vào năm 1962. Nó gửi về các thông tin kinh ngạc về nhiệt độ bề mặt khá cao và mật độ không khí đậm đặc của Kim tinh. Vì tàu vũ trụ không có máy ảnh, những khám phá này không được công chúng chú ý lắm vì những ảnh từ các tàu vũ trụ vượt khỏi khả năng của bất kỳ kính viễn vọng nào đặt trên Trái Đất.
Tàu Venera 7 của Liên Xô, phóng vào năm 1971, trở thành tàu đầu tiên hạ cánh trên Kim tinh. Tiếp tục những năm sau đó Venera 9 gửi về những bức ảnh đầu tiên từ bề mặt của một hành tinh khác. Những thành công này đại diện cho hai trong chuỗi các tàu Venera; một số tàu vũ trụ Venera trước đó chỉ bay ngang qua và cố gắng hạ cánh. Bảy tàu Venera đã hạ cánh sau đó. Rồi Hoa Kỳ tiếp tục phóng lên Mariner 10, bay ngang qua Kim tinh trên đường bay tới Thủy tinh (Mercury), vào năm 1974. Nó trở thành tàu vũ trụ duy nhất bay ngang qua Thủy tinh.
Tính ra, từ năm 1960 đến 1981, Liên Xô và Mỹ đã phóng lên gần 20 máy thăm dò, tuy nhiên vẫn chưa nhận rõ được bộ mặt thật sự của Kim tinh được bao bọc trong lớp mây dày đặc.Khám phá quan trọng nhất về Kim tinh đã được tiết lộ trong một hội thảo khoa học tại Brussels, Bỉ. Theo đó, vào tháng 1 năm 1989, Liên Xô đã phóng một thiết bị thăm dò vượt qua được những tầng mây dày đặc trên bề mặt Kim tinh, dùng máy phát rada thăm dò, người ta khám phá ra rằng, trên Kim tinh rải rác có tới hai vạn di tích của các thành phố?!
Thành phố nổi trên Kim tinh dựa theo tiểu thuyết viễn tưởng của nhà văn Gulliver
Lúc đầu khi các nhà khoa học nhìn thấy những bức ảnh truyền về, trên các tấm ảnh cho thấy hình dạng các thành phố hoang tàn thì nghĩ đó là ảo ảnh do bầu không khí khô hạn tạo ra, hoặc do thiết bị có vấn đề. Nhưng khi đi sâu vào phân tích, họ thấy đấy dường như là những di tích đã phế tàn. Những thành phố này được xây dựng theo hình bánh xe ngựa. Phần trục xe ở giữa là nơi tấp nập nhất. Theo dự đoán của các nhà khoa học, trên đó có cả một mạng lưới giao thông vĩ đại nối tất cả các thành phố lại với nhau, và thẳng tới thành phố trung tâm.
Môi trường trên bề mặt Kim tinh quá khắc nghiệt nên việc đưa các nhà du hành lên điều tra thực địa là không thể được. Liên Xô đã gửi lên Kim tinh một phi thuyền không người lái nhằm xác định rõ diện mạo của các thành phố này. Thiết bị thăm dò của Mỹ phóng lên Kim tinh cũng gửi về được những bức ảnh chụp di tích các thành phố hoang tàn. Qua phân tích một cách toàn diện thì thấy rằng, hai vạn tàn tích thành phố này đều được xây dựng bởi những kim tự tháp khổng lồ hình “tam giác cân”. Mỗi thành phố trên thực tế chỉ là một kim tự tháp khổng lồ không có cửa ra vào hay cửa sổ gì cả. Các nhà khoa học dự đoán rằng có lẽ lối ra vào được xây dưới lòng đất. Những nhà nghiên cứu cho rằng, những thành phố kiểu kim tự tháp này, ban ngày có thể chống nóng, ban đêm chống được rét và có thể chịu được gió bão to lớn.
Theo tính toán thì khoảng 8 triệu năm trước đây, Kim tinh đã từng trải qua biến đổi giống như Trái Đất ngày nay, đáng lẽ cũng phải có sinh vật trí tuệ sinh sống ở đây. Thế nhưng do thành phần khí quyển của Kim tinh thay đổi, khiến cho khí carbonic chiếm phần lớn không khí, gây hiệu ứng lồng kính rất mạnh, làm cho nước biến thành hơi, rồi thành mây hoặc phát tán ra ngoài mà mất đi, dẫn đến sự tuyệt chủng của các sinh vật trên hành tinh này. Trong những thành phố đổ nát ấy ẩn chứa những bí mật gì? Những kiến trúc kiểu kim tự tháp khiến cho Trái Đất, Mặt trăng, Kim tinh, Hỏa tinh tạo thành một hệ thống văn minh có sự liên hệ với nhau. Điều đó khiến cho nhiều người tin rằng, lịch sử phát triển văn minh của hệ Mặt Trời không hẳn đã bắt nguồn từ Trái Đất. Thời kỳ phát triển cực thịnh của nó có lẽ đã xuất hiện trước nền văn minh Trái Đất và khi nền văn minh đó đến với Trái Đất thì rất có thể là nền văn minh cuối của hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên điều đó không gây trở ngại gì đến việc loài người tìm một hành tinh mới có sự sống như Trái Đất. Để làm sáng tỏ điều đó có lẽ phải chờ các cuộc thăm dò nghiên cứu trong tương lai, nhất là dự án của NASA xây dựng một thành phố nổi trên Kim tinh sẽ có điều kiện khám phá những gì trên Kim tinh từng tồn tại.
Thiết đồ của một dự án thành phố nổi của Liên Xô trên Kim tinh từ năm 1971
NL