Bạn vừa mua chiếc máy chụp hình DSLR và hăng hái đem nó ra để thử. Có lẽ bạn đã đem nó ra ngoài chụp thử vài ngày hoặc vài tuần và bất thình lình bạn không còn hứng thú nữa. Vì sao?
Vì bạn dường như không tận dụng được tất cả những gì bạn muốn từ cái máy DSLR ngon lành. Bạn có thể đã bỏ ra biết bao nhiêu giờ để lên mạng hay “lặn lội” để tìm một máy DSLR tốt nhất mà có thể chụp những hình đẹp nhất bạn muốn. Và nếu bạn cảm thấy “bực bội” về điều này thì bạn hãy nhớ lấy câu này: “Bạn chỉ thất bại học hỏi nếu bạn không học hỏi từ thất bại.” – Stella Adler
Vậy hãy chuẩn bị học về 10 lỗi thông thường mà bạn có thể đã phạm và làm cách nào để tránh những lỗi đó.
1. Sai Cân Bằng Trắng
Lỗi đầu tiên là để sai Cân Bằng Trắng (White Balance). Chúng ta nhìn thấy trắng trong tất cả mọi môi trường ánh sáng, nhưng máy ảnh thì không. Bạn phải hướng dẫn máy ảnh để biết nguồn sáng của cảnh vật trước mắt bạn muốn chụp.
Ví dụ bạn đang chụp dưới ánh nắng mặt trời, và nếu bạn để Cân Bằng Trắng của máy ảnh ở Cloudy thì cảnh sẽ hoá thành màu cam. Ngược lại nếu bạn đang chụp trong lúc trời có mây và máy ảnh của bạn được để Cân Bằng Trắng ở vị trí Daylight thì cảnh vật sẽ bị phủ một màu xanh.
Cách giải quyết: Cũng may những máy ảnh số hiện đại nhất có khả năng chỉnh Cân Bằng Trắng tự động khá tốt, trong trường hợp này bạn có thể dùng setting Auto White Balance mặc dù cách này chỉ đúng 99 phần trăm. Còn lại 1% kia, bạn nên chụp trong dạng RAW, để có thể sửa lại White Balance trong giai đoạn post processing.
Không nên đặt chủ thể ngay giữa khung.
2. Bị lố ánh sáng
Nên nhớ rằng tầm phân biệt ánh sáng của mắt con người rộng hơn của máy ảnh rất nhiều. Tầm phân biệt ánh sáng là tỷ lệ giữa độ sáng tối đa trên độ tối tối đa của một cảnh.
Bạn có thể nhìn thấy chi tiết trong cả hai vùng sáng nhất và vùng tối nhất, nhưng máy ảnh sẽ không thể ghi lại tất cả những chi tiết đó. Bạn là một người chụp ảnh, trách nhiệm của bạn là “điều chỉnh” ánh sáng thế nào để vừa mắt người xem hình. Mắt người thường bị nhạy với những điểm chói hơn những điểm tối. Những điểm bị lố ánh sáng trong tấm ảnh không được mắt người chấp nhận bằng những điểm đen.
Cách giải quyết: Chỉnh ánh sáng để những điểm đó không bị lố, trừ khi bạn đang cố ý làm điều đó. Gần như tất cả máy DSLR đều có đặc điểm báo hiệu chỗ lố ánh sáng bằng cách chớp tắt khi bạn xem lại hình trên màn ảnh máy. Nếu hình đó có những chấm chớp tắt, bạn sẽ cần chỉnh ánh sáng tối lại cho đúng.
3. Chủ thể nằm ở giữa
Một khuynh hướng cho những người mới bắt đầu chụp ảnh là để chủ thể ngay giữa khung ảnh, kết quả là tấm ảnh nhìn thấy chán, thiếu sinh động. Người xem hình không có gì khác để nhìn và mắt của họ đi thẳng tới chủ thể và bị kẹt cứng ở đó.
Cách giải quyết: Áp dụng Luật 1 phần ba và tránh để chủ thể của bạn ở giữa khung. Một chủ thể nằm một bên (khác điểm giữa) làm cho hình sinh động hơn và khoảng trống trong hình gây sự chú ý.
4. Lấy nét sai
Bất cần tấm ảnh của bạn tốt cỡ nào về mặt kỹ thuật, nếu focus không đủ sắc bén, thì tấm ảnh của bạn không đủ tiêu chuẩn. Chủ thể chính của ảnh cần phải rõ nét, nếu không người xem sẽ bị “lạc lối” và không tìm được một điểm để “nghỉ” con mắt. Chúng ta nhìn thấy vật thể rõ trong thực tế nên cũng muốn có thể cảm nhận được tấm ảnh.
Cách giải quyết: Xem lại ảnh của bạn sau khi chụp bằng cách zoom gần vào trên màn ảnh phía sau. Nếu chụp ảnh chân dung, thì focus vào con mắt của người mẫu (hoặc chim hay thú), vì người xem hình cần tiếp xúc ánh mắt.
5. Khoảng trống để… thở
Tôi thường thấy nhiều người cố gắng làm đầy khung ảnh với chủ thể ưa thích nhất của họ để nó nhìn thấy lớn trong khung hình. Nhưng có bao nhiêu lần bạn có cảm giác nó bị dồn nhét trong diện tích của khung ảnh? Nó nhìn có vẻ bị “nghẹt thở” bởi vì trong đó không có khoảng trống để… cựa quậy, đừng nghĩ tới chuyện di động, trong đó không có chỗ để thở luôn! Đôi khi sẽ có khoảng trống giữa chủ thể và khung, nhưng ở ngược hướng – điều này cũng không tốt.
Một ảnh chân dung của chim Choi Choi Nhiếp, có áp dụng bố cục theo Luật 1/3 và chừa khoảng trống phía trước để chủ thể… thở. Photo: Andy Nguyễn
Cách giải quyết: Luật 1/3 là kỹ thuật bố cục tốt nhất để có thể giúp bạn chừa đủ khoảng trống xung quanh chủ thể. Tưởng tượng khung ảnh như một cái thùng kín không có lỗ thoát, bạn đâu muốn chủ thể ưa thích của bạn bị nghẹt thở phải không?
Xin hẹn bạn lại kỳ sau với 5 lỗi… khác còn lại để bạn có thể học hỏi thêm.
AN