Menu Close

Đồng Euro rớt giá

Gần đây có nhiều tin đưa về đồng Mỹ kim lên giá so với đồng Euro của Âu Châu. Không ít người tỏ vẻ hãnh diện cho Hoa Kỳ. Trên thực tế, chuyện đồng tiền lên xuống giá có nhiều hệ lụy phức tạp hơn.

alt

Các nhà hoạch định chánh sách tiền tệ của Âu Châu.

 

Một trong những lý do khiến đồng Mỹ kim thình lình lên giá là 1 quyết định của Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (European Central Bank. ECB hôm Thứ Hai tuần rồi đã phát động một chương trình công trái phiếu khổng lồ trên khắp Âu Châu. Kết quả đồng Euro rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua. Đến cuối tuần, tỉ giá hối đoái giữa đồng Mỹ kim và đồng Euro là trên sàn chứng khoán London Stock là 1.06.

Một trong những lợi ích trước mắt, dễ thấy là việc đồng Mỹ kim lên giá, trong lúc tiền Euro xuống giá, sẽ giúp du khách Hoa Kỳ du lịch Âu Châu dễ dàng và rẻ hơn. Nhưng đồng Euro sẽ xuống mức thấp nhất cỡ nào, và khi nào, là không dễ đoán. Tập đoàn  Goldman dự báo đồng Euro và Dollar sẽ ngang giá vào khoảng tháng 10-2015. Nhà băng đầu tư Goldman Sachs thì dự báo tiền Euro sẽ chạm đáy vào cuối năm 2017. Tình trạng kinh tế và chánh trị nhiều xáo trộn tại Âu Châu hiện nay cũng có thể góp phần đẩy đồng Euro mất giá thêm nữa.

alt

Đồng Euro rớt giá mạnh khiến đã có nghi vấn liệu nó có nên tiếp tục tồn tại ?

Không ít người lạc quan cho kinh tế Hoa Kỳ khi đồng Mỹ kim đang mạnh. Tuy nhiên, chuyện xuống giá đồng tiền Euro làm cho các nhà sản xuất/kỹ nghệ của Âu Châu giàu sức cạnh tranh hơn, giúp thúc đẩy xuất cảng. Hoa Kỳ đang chứng kiến sự tái hồi sinh của kỹ nghệ sản xuất trong những năm gần đây, nhưng nhiều phần chắc sẽ không thể tiến triển mạnh hơn nếu như đồng Mỹ kim vẫn duy trì ở mức cao. Tỉ giá hối đoái tụt xuống tốt cho các chủ nhân thương mại của Âu Châu bởi vì sản phẩm của họ sẽ trở nên rẻ hơn. Đặc biệt trong trường hợp các nước khác như Đức Quốc và Tây Ban Nha có thể được hưởng lợi với đồng Euro tuột giá nhờ vào mức thặng dư xuất cảng sang các nước bên ngoài Âu Châu.

alt

Euro đo sàn trước Dollar.

Nhưng không phải phần nào của Âu Châu cũng thăng tiến giống nhau. Thí dụ trường hợp Anh Quốc. Kỹ nghệ xuất cảng của xứ này có thể bất lợi, trở nên mắc hơn. Anh Quốc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu nhưng vẫn dùng tiền tệ riêng (Pound Sterling). Nay với đồng tiền Anh lên giá, cùng lúc Euro rớt giá, chi phí phòng khách sạn tại Anh sẽ trở nên đắt hơn chẳng hạn. Tương tự như Hoa Kỳ, kỹ nghệ xuất cảng của Anh Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn và vì vậy nguồn tiêu thụ cũng sút giảm.

alt

Các bộ trưởng tài chánh Eurozone bàn bạc. Ảnh Council of European Union

Hiện nay, không ít giới quan sát đã chỉ ra sự tương phản giữa sự tuột giá của đồng Euro và đà tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ. Người ta đã tưởng lạm phát và mức tiêu thụ đã có thể kéo hạ giá đồng Mỹ kim. Trong vòng 1 năm, chi phí đi chợ tăng trung bình 20 – 40%. Tháng trước, sản xuất Hoa Kỳ giảm 0.6%. Kinh tế Hoa Kỳ mặc dù vậy, vẫn tiến triển khả quan, với tốc độ cao bằng 2 thập niên trước. Điểm yếu nữa là tiền lương nhân viên không tăng đều. Điều này cho thấy thị trường việc làm vẫn chưa ở mức lý tưởng.  

Qua những phân tích trên, có thể thấy việc đồng Mỹ kim lên giá chưa hẳn có lợi cho Hoa Kỳ. Trên thực tế, đồng Mỹ kim lên giá luôn là trở lực cho kinh tế quốc gia và sự thành đạt tài chánh của các công ty hãng xưởng. Cũng có thể lặp lại luận điểm đã nêu trên. Một khi đồng Mỹ kim xuống giá, xuất cảng của Hoa Kỳ dễ hơn, hàng hóa bán dễ hơn và thu hút khách du lịch Âu Châu chi xài mạnh tay.

alt

Kẻ tám lạng ngườI nửa cân

Trên thực tế, đồng Mỹ kim vẫn là đơn vị tài chánh chính yếu trên toàn cầu. Ít ai tích trữ đồng Euro hay đem nó ra làm thước đo kinh tế. Và với tầm vóc toàn cầu, vô số giới thương mại trên thế giới có nhu cầu mua và trữ Mỹ kim. Đồng Mỹ kim lên giá có thể gây khó khăn cho nỗ lực này, thậm chí tạo thêm nhiều món nợ khổng lồ.

alt

Một chỗ đổi tiền tại Paris trung tuần tháng 3-2015. Ảnh Michel Euler  / AP Photo

Mọi con mắt chú ý hiện nay hướng về Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Federal Reserve và cuộc họp quan trọng trong Thứ Ba, 17-3-2015. Không sớm thì muộn, người ta tin rằng Federal Reserve sẽ tăng mức lãi suất, mục đích cân bằng nhu cầu và nguồn cung cấp cũng như tránh lạm phát. Không phải hoàn toàn vô lý khi có người phỏng đoán rằng Hoa Kỳ cố tình ém giá đồng Mỹ kim để có những ưu thế trong thương trường, chứ không phải do kinh tế Hoa Kỳ suy yếu hay do Âu Châu mạnh hơn.

alt

Biểu tượng Euro trước nhà băng trung ương Âu Châu.

TD