“Hạnh phúc không phải là một điều có sẵn, mà xuất phát từ hành động của con người.” – Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cách đây một thập niên, tôi còn nhớ đã đọc một bài tạp chí về Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với nhân loại một bộ nguyên tắc đơn giản – là chỉ dẫn con người sống một cuộc sống đầy ý nghĩa. Tôi sẽ cố gắng tìm trong trí nhớ những gì đã ghi lại, cũng như đã áp dụng vào nghệ thuật Nhiếp ảnh, và chia sẻ với bạn về những nguyên tắc “sống” từ quan điểm của một nhiếp ảnh gia. Đọc những lời khuyên của bậc hiền nhân vĩ đại nhất thế giới, và áp dụng vào những hoạt động đời sống của riêng bạn.
1. Nên nhớ rằng những gì bạn yêu và những thành tích lớn của bạn đều liên quan đến sự mạo hiểm to lớn.
Nếu bạn tự nghỉ việc để mở một cơ sở kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh, đây là một bước mạo hiểm kèm theo bởi sự lưỡng lự và sợ thất bại. Nhưng nếu bạn nhất định trở thành một nhiếp ảnh gia thành công, bạn chỉ cần bước ra khỏi “trạng thái tiện nghi” của bạn. Con đường đi đến thành công có lẽ sẽ đầy chông gai, nhưng ở mặt khác, cũng sẽ rất thú vị.
2. Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là một cách để trao đổi kiến thức, ý tưởng.
Lời khuyên này không quá khó để làm theo như bạn nghĩ. Thời buổi này, mở trang blog là cách tốt để người ta truyền đi kiến thức của họ và trao đổi ý tưởng. Trở thành một thành viên tích cực trong một diễn đàn nhiếp ảnh.
3. Khi bạn thất bại, đừng quên bài học.
Làm hỏng một buổi chụp? Đó không phải là lý do để bỏ cuộc, vì “thất bại là mẹ thành công” mà! Phân tích những bước sai lầm của bạn, cố gắng sửa chữa, và lần sau chuẩn bị cẩn thận hơn.
4. Làm theo ba chữ R:
(Respect) Tôn trọng chính mình, (Respect) Tôn trọng người khác, (Responsibility) Chịu trách nhiệm cho tất cả hành động của bạn.
5. Nên nhớ rằng không mua nổi những gì bạn muốn có thể là sự may mắn.
Tôi có một người bạn cách đây sáu năm đã “mơ” được sở hữu cái máy D3S mà không mua nổi. Và điều này đã thúc đẩy anh tìm những phương pháp khác để tạo được những tấm ảnh như ý. Kết quả là anh đã tiến bộ vượt bực và luôn cả thắng được những giải thưởng nhiếp ảnh có uy tín.
6. Học để biết những quy luật, và bạn có thể biết cách “phá lệ” đàng hoàng.
Giống như bất cứ dạng nghệ thuật nào, trong nhiếp ảnh luật nào cũng có thể bị phá lệ – với điều kiện đó là một sự cố ý.
7. Khi bạn nhận thức bạn đã làm lỗi, tìm cách sửa chữa lỗi đó ngay lập tức.
Ai cũng có thể làm lỗi, nhưng không phải ai cũng có thể phản ứng ngay lập tức để sửa những lỗi đó. Đó là bạn chịu trách nhiệm cho những hành động của bạn.
8. Dành chút thời gian một mình mỗi ngày.
Tôi chắc chắn bạn biết cảm giác khi những ý tưởng sáng tạo của riêng mình bỗng tuôn chảy như một dòng suối! Và bạn cũng có thể nhớ lại những lúc bị “ứ đọng ý tưởng” khi không thể sáng tác được những gì mới và thú vị. Một chút “cô độc thanh thản” trong ngày của bạn có thể là một thói quen tốt để giúp bạn giữ được cân bằng và sự hữu ích.
9. Mỗi năm một lần, đi một nơi bạn chưa tới bao giờ.
Xem cảnh mới và người mới, khám phá nền văn hóa và không gian mới rất quan trọng cho bất cứ tay ảnh nào. (Đừng quên lên kế hoạch để “xin giấy phép” của bà xã trước 1 năm!)
10. Đánh giá sự thành công của bạn bằng những gì bạn phải “hy sinh” để trao đổi.
Thành công luôn liên quan tới sự hy sinh và thỏa hiệp. Tuy nhiên, bạn có thể tự quyết định mình sẽ phải hy sinh bao nhiêu đây!?
11. Mở rộng vòng tay để tiếp nhận sự thay đổi, nhưng đừng từ bỏ những tiêu chuẩn của bạn.
Thay đổi là một phần thiết yếu của bất cứ ngành nào, nhất là những ngành liên quan với sự sáng tạo. Hãy tiếp đón những kỹ thuật mới và đừng bỏ lỡ cơ hội để “tăng cường” sự thương mại hóa, nhưng đừng từ bỏ những tiêu chuẩn của bạn.
Những điều lệ cuộc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là “hàng kiểu lạ”, tất cả chúng ta đều đã từng nghe tới ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta quên hoặc thất bại trong việc áp dụng những luật này vào đời sống hằng ngày. ☺
AN