Ngày 19-4-2015 năm nay đánh dấu đúng 20 năm vụ nổ bom khủng bố mệnh danh là “Oklahoma City Bombing”. Toàn bộ tòa cao ốc liên bang nhiều tầng (Alfred P. Murrah Federal Building) bị tàn phá, 168 người thiệt mạng và trên 680 người bị thương tích.
La Grande Arche de la Défense. nguồn asa100.com
Ngoài ra, vụ nổ bom cũng hủy diệt hoặc làm hư hại nặng nhẹ 324 tòa kiến trúc quanh đó, cũng như thiêu hủy gần 100 chiếc xe. Gần 20 năm trước đó, cao ốc Alfred P. Murrah khánh thành, trở thành trụ sở của nhiều cơ quan chánh phủ liên bang như Social Security Administration, United States Secret Service, Drug Enforcement Administration (DEA), các văn phòng chiêu mộ binh sĩ Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến, một trường mẫu giáo, v.v…
Chỉ một tiếng nổ, tất cả trở về cát bụi. Nhưng may mắn trong lịch sử nhân loại, bàn tay kẻ khủng bố phá hoại thường ít, mà bàn tay người xây đắp, gầy dựng lại nhiều. Sau đây là vài kiến tạo có thể nói là đặc sắc, cũng từ chính bàn tay con người.
Cao ốc Alfred P. Murrah sau cuộc khủng bố – nguồn kids.britannica.com
Máy đào đất khổng lồ
Chiếc máy tên là Pruned, do hãng Krupp của Đức chế tạo, dài hơn sân đá banh, nặng 45,500 tấn. Mỗi phút, máy có thể đào 10 thước khối đất. Pruned là chiếc máy đào đất lớn nhất trên thế giới. Trong ảnh, người ta đang di chuyển máy trên đường tới 1 mỏ than ở Đức.
Máy đào đất lớn nhất thế giới. Ảnh www.vestaldesign.com
Súng “Gustav Gun”
Khi Hitler tìm cách chinh phục Tây Âu thời Đệ Nhị Thế Chiến, quân đội của ông ta gặp không ít kháng cự, nhất là các tiền đồn của người Pháp dọc biên giới với Đức. Thế là Hitler cho chế cây súng khổng lồ này mang tên “Gustav”. Cây cannon nặng đến 1,344 tấn, cần đến cả tiểu đoàn binh sĩ để bảo quản, sử dụng, và có thể bắn xa gần 30 dặm. Sau này, quân lực Hoa Kỳ chiếm súng “Gustav” làm chiến lợi phẩm rồi cắt rời thành sắt vụn.
Súng “Gustav Gun”, cây cannon khổng lồ. Ảnh chivethebrigadẹfiles.wordpress.com
Trung tâm Technology, Entertainment & Knowledge Centre
Trung tâm kiến thức, giải trí và kỹ thuật tại Đài Bắc (Taipei) do kiến trúc sư Bjarke Ingels người Đan Mạch thiết kế. Tòa kiến trúc có nhiều lỗ như… tổ ong, có sân vườn trên mái, cũng như văn phòng, hàng quán, phòng triển lãm, khách sạn, v.v…
Trung tâm Technology, Entertainment & Knowledge Centre. Ảnh BIG
Cao ốc Guangzhou Circle
Cao ốc “Vòng tròn” của Quảng Châu do hãng kiến trúc A.M. Progetti của Ý thiết kế. Soi bóng xuống dòng sông kề bên, Guangzhou Circle tạo thành hình số 8 – biểu tượng của may mắn. Phần rỗng ở giữa có một khu vườn. Chi phí xây dựng khoảng $55 triệu.
Hoả tiễn lớn nhất thế giới tên Saturn V dài 111 m, mạnh 190 triệu mã lực, là động lực chánh đưa các phi thuyền Hoa Kỳ chinh phục nguyệt cầu thời thập niên 1960.
La Grande Arche de la Défense
Năm 1982, Tổng Thống Pháp François Mitterrand mở cuộc thi toàn cầu thiết kế một kiến trúc kiểu “Khải Hoàn Môn hiện đại”. Kết quả là bản thiết kế của hai kiến trúc sư người Đan Mạch Johann Otto von Spreckelsen và Erik Reitzel won with their. Ý nghĩa cổng Grande Arche de la Défense mừng nhân loại tiến triển hơn là để vinh danh các cuộc chinh phục bằng võ lực.
Tháp Eiffel và Paris tí hon giữa lòng Thẩm Quyến (Shenzhen), Hoa Lục. Ảnh https://tominshenzhen.wordpress.com/
Những kiến trúc lập lại
Có thể là thiếu sót nếu thiếu thể loại này. Mặc dù chúng chỉ là phụ bản, nhỏ hơn hoặc cùng cỡ, nhưng cũng đã thể hiện phần nào giá trị cũng như niềm ngưỡng mộ đối với kiến trúc nguyên thủy. Trên thực tế, những năm sau này, phong trào chế tạo bản sao nhằm thu hút khách du lịch ngày càng phổ biến khắp thế giới. Một công ty du lịch Tây Ban Nha làm giả như thật các khu lăng tẩm vua chúa Ai Cập cổ đại, dự trù cuốn hút 500,000 du khách mỗi năm.
Tháp Eiffel, Las Vegas. Ảnh blog.vegas.com
Một bản sao rất phổ biến là tháp Eiffel của Paris. Ngày nay có các kiến trúc y chang ở Las Vegas (Hoa Kỳ), Berlin (Ðức Quốc), Ấn Ðộ (India), Morocco, Hoa Lục (2 chỗ), Thẩm Quyến (Shenzhen) và Hàng Châu (Hangzhou)). Ðặc biệt, ngành du lịch Hoa Lục thích copy/paste nguyên xi cả thị trấn ngoại quốc. Nổi tiếng nhất có thể kể “London Thames Town” ở Thượng Hải (Shanghai) hay “Hallstatt” ngôi làng sơn cước của Áo giữa lòng Quảng Ðông (Guangdong).
Cao ốc Guangzhou Circle. Ảnh aasarchitecture.com
TD