Menu Close

Những sáng kiến ít được nhắc tới

Chuẩn bị cho World Cup đá banh nữ thế giới  (diễn ra tại Canada từ 6-6 đến 5-7-2015), Liên Đoàn Đá Banh Thế Giới FIFA hôm tuần rồi tuyên bố sẽ tận dụng các kỹ thuật truyền hình tân tiến nhất để truyền hình ảnh cho cuộc tranh tài này.

alt
Một máy quay phim tại World Cup 2014 – nguồn perrymcworldcupbrazil.blogspot.com

Theo đại diện FIFA, tiêu chuẩn phát sóng tối thiểu là 20 máy quay phim cho mỗi trận cầu, giúp cho khán giả truyền hình tường tận mọi góc độ của trận cầu. Với các trận quan trọng như khai mạc, các trận bán kết, và trận chung kết, sẽ có 22 camera hoạt động. Diễn biến này phản chiếu thực tế xưa nay trong lịch sử thể thao, đã từng có nhiều thay đổi, thích nghi với sự tiến triển của kỹ thuật. Một số thay đổi để hình ảnh trận cầu hấp dẫn hơn. Một số khác nhằm nâng cao tính an toàn. Cũng có không ít thay đổi thầm lặng, ít được chú ý. Năm ngoái, tại World Cup 2014 do Brazil tổ chức, hẳn nhiều khán giả mộ điệu vẫn còn nhớ kỹ thuật chụp hình trái banh trước khung thành (Goalline Technology), hoặc lần đầu tiên các trọng tài xịt sơn đánh dấu địa điểm dựng hàng rào trong các pha đá phạt… Sau đây là một số sáng kiến đã góp phần thay đổi diện mạo thể thao toàn cầu:

alt

Kỹ thuật chụp hình trái banh trước khung thành (Goalline Technology) – nguồn todayonline.com

Thẻ Đỏ / Thẻ Vàng
từ World Cup 1970

Ra mắt từ World Cup 1970, sau đó lan rộng khắp thế giới. Đây là sáng kiến của trọng tài người Anh Ken Aston, từng thổi còi tại World Cup 1962 và chịu trách nhiệm chánh về công việc trọng tài World Cup 1966 tổ chức tại Anh

alt

Trước một trậnh banh tại Argentina, các trọng tài và cầu thủ cùng giơ thẻ đỏ ngụ ý chống lại phong cách bạo lực trong thể thao. Ảnh ontd-football.livejournal.com

“Bàn thắng vàng” (Golden goals)
World Cup 1998 và 2002

Sáng kiến này nhằm khuyến khích lối chơi tấn công. Khi trận banh hòa sau 2 hiệp chánh, bước vào hiệp phụ, đội nào đá tung lưới trước thì thắng và trận banh dừng tức thì. Tuy nhiên, trên thực tế lại ngược lại, với các đội chủ động phòng thủ chắc chắn để không bị lủng lưới trước. Để đối phó cảnh này, đến Euro 2004, người ta đặt ra luật “Silver Goal’ – quy định trận banh sẽ ngừng sau khi hết 1 hiệp phụ trọn vẹn, và đội nào ghi bàn nhiều hơn thì thắng. Nhưng cuối cùng, cả “Golden” lẫn “Silver” đều bị loại bỏ.

alt

Trọng tài vẽ lằn mức lập hàng rào tại World Cup 2014. Ảnh www.cnn.com.

Thay phiên đá penalty
(Penalty Shootout). – từ World Cup 1978

Giải pháp đá penalty để phân định thắng thua đã được áp dụng trong các trận banh cấp câu lạc bộ tại Âu Châu từ 1970, đến chung kết Euro 1976 cũng được dùng. Với World Cup chỉ khởi sự từ 1978, nhưng phải đến World Cup 1982 mới có trận banh cần giải pháp này (Tây Đức loại Pháp ở bán kết). Đến nay, có trên 20 trận banh World Cup phải đá penalty phân định thắng thua, bao gồm 2 trận chung kết World Cup 1994 (Brazil hạ Ý) và World Cup 2006 (Ý hạ Pháp). Đội Đức (trước đó là Tây Đức) thành công nhất, đá penalty 4 trận thắng đủ 4 lần. Trong khi đó, Anh Quốc là nước duy nhất thua đủ 3 lần đá penalty shootout tại World Cup.

alt

Phút nghẹt thở đá penalty shootout giữa Hòa Lan (áo sẫm) và Costa Rica tại World Cup 2014. Ảnh abc7.com

3 điểm cho trận thắng
từ World Cup 1994.

Trước kia trận đá banh thắng được tính 2 điểm, hòa 1 điểm, và thua zero. Nhưng để khuyến khích phong cách đá banh tấn công, giải đá banh Anh Quốc từ 1981 đã đổi luật tính trận thắng là 3 điểm. Quy định này từ từ được áp dụng cho các giải sau, và cuối cùng được đưa vào chương trình World Cup 1994.

alt

Kẻ thắng người thua sau loạt đá penalty shootout. Ảnh www.ibtimes.co.in

Bảng điểm (Scoreboard)

Từ các bảng báo tỉ số với số đơn giản, các Scoreboard ngày nay thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như bảng điểm tại sân AT &T của đội banh bầu dục Dallas Cowboys, vẫn đang giữ kỷ lục Guinness World Record là màn hình TV rõ nét lớn nhất thế giới. Thậm chí với kỹ thuật hình ảnh ngày càng tân tiến, không ít khán giả đến sân banh nhưng mắt lại… dán vào màn ảnh TV nhiều hơn. Ngày nay, giải banh bầu dục quốc gia Hoa Kỳ NFL còn gắn camera đằng sau hậu trường rồi đưa lên “Scoreboard”. Thậm chí tại vài sân, đã thấy “Scoreboard” sắm vai trò người… quản trò, hối thúc khán giả la ó hoặc làm hình sóng lượn trên khán đài…

alt

Xem đá banh qua internet. Ảnh gruene-zitate.de

YouTube

Có lẽ cũng cần nhắc đến sự có mặt của trang YouTube đã làm thay đổi diện mạo thể thao. Ngày nay, YouTube hầu như có phim ảnh về bất kỳ đấu thủ nào, bất kỳ giải đấu nào, bất kỳ trận cầu nào… từ quá khứ mấy chục năm trước đến trận cầu ngày hôm qua… Nhờ YouTube mà vô số thời điểm khó quên trong quá khứ giờ hiện về qua hình ảnh rõ ràng.

alt

Bảng điểm của đội Dallas Cowboys. Ảnh www.prismelectric.com

TTD