Menu Close

Sự suy nghĩ sâu rộng trong nhiếp ảnh (kỳ138)

Bạn muốn trở thành một người chụp ảnh giỏi nhất trong khả năng của bạn. Bạn liên tục cố gắng tự học, tiến bộ, và nâng trình độ nhiếp ảnh của bạn lên một bậc cao hơn. Nhưng làm thế nào bạn có thể nổi bật giữa đám đông?

Bí quyết –  là cách suy nghĩ sâu rộng trong Nhiếp ảnh.

Nếu bạn nhìn tới những nhân vật thành công ngoài khía cạnh Nhiếp ảnh như Elon Musk, Jeff Bezos, Richard Branson, và Larry Page – các nhà thương mại thành công này có điểm chung nào? Làm thế nào để họ có thể tận dụng “nội công” của mình, tiếp tục đóng góp giá trị của họ cho thế giới, và trở nên thành công trong những gì họ thực hiện?

Có ba điểm chung mà họ đều sở hữu:

1. Tính đam mê

2. Mục đích

3. Tính hiếu kỳ

Trong bài GNA tuần này, bạn có thể học hỏi phương cách làm thế nào để tận dụng tính đam mê, mục đích, và tính hiếu kỳ để nâng kiến thức nhiếp ảnh của bạn lên trình độ kế tiếp.

1. Tính đam mê

Đam mê là có ngọn lửa bên trong người bạn – thúc đẩy bạn làm một điều gì (luôn cả nếu điều đó không kiếm ra tiền). Bạn đam mê làm những gì mà bạn cảm thấy có bản chất thúc đẩy.

Cá nhân tôi, tôi đam mê một cách “điên cuồng” về nhiếp ảnh động vật hoang dã. Ngay cả trước khi tôi có thể mở workshop hướng dẫn chụp chim để làm nghề kiếm sống, tôi đã viết blog chỉ vì mình thích (hoặc để chia sẻ, hay giúp đỡ những người khác có cùng đam mê).

Vậy bạn đam mê về thể loại nào?

Nếu  bạn đã có đam mê về nhiếp ảnh. Nhưng thể loại nhiếp ảnh nào làm bạn điên đảo? Có phải là nhiếp ảnh thiên nhiên không? Phong cảnh? Chân dung? Thể thao?… Điều gì làm bạn thức dậy buổi sáng để vác máy đi chụp hình?

Thực tế, đam mê không phải là một điều mà bạn có thể giả mạo. Một là bạn có nó, hai là bạn không có nó. Nhưng tất cả chúng ta đều có những gì chúng ta đam mê, đặc biệt khi liên quan đến nhiếp ảnh. Vậy đừng hỏi người khác họ nghĩ điều gì sẽ làm cho một tấm ảnh thú vị, chỉ cần đi theo những gì bạn đam mê, và chụp những gì gây cảm hứng cho bạn.

alt

Tính hiếu kỳ của người chụp là luôn tự thúc đẩy khả năng của mình (kiến thức về loài vật, kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh). Một tác phẩm nghệ thuật theo thể loại thiên nhiên vừa được người viết thực hiện. Đam mê, hẳn nhiên là phải có, vì người chụp không thể nào bỏ ra nhiều ngày nhiều giờ cực nhọc để săn ảnh. Mục đích của người chụp là để đem lại cái đẹp của thiên nhiên cho mọi người thưởng thức.

2. Mục đích

Chỉ đam mê về một cái gì bạn muốn làm vẫn chưa đủ. Nếu bạn muốn kiên gan với công việc và nghệ thuật của mình, bạn cần phải có một mục đích rõ ràng. Vậy làm sao bạn có thể áp dụng khái niệm về mục đích vào nhiếp ảnh?

Để giải thích sâu xa hơn, bạn phải tạo nên những tấm ảnh không phải chỉ riêng cho bạn, nhưng những tấm ảnh mà bạn hy vọng sẽ ảnh hưởng, tác động, và làm thay đổi người khác.

3. Tính hiếu kỳ

Chuyện đáng buồn là khi chúng ta còn con nít thì  chúng ta vô cùng tò mò, nhưng sự hiếu kỳ đó đã “biến mất”  khi chúng ta trở thành… người lớn. Bạn có thể có đam mê và có mục đích với Nhiếp ảnh,  bạn nhất định sẽ thành công  nếu cộng thêm tánh hiếu kỳ. Nếu không, bạn sẽ không thể tiếp tục khai phá con đường mới và tiến bộ hơn trong nhiếp ảnh.

Tôi vẫn chưa nghĩ mình đã đạt nhiều sự thành công trong lãnh vực Nhiếp ảnh. Tôi vẫn luôn gắng duy trì một bản tính tốt đẹp – tính hiếu kỳ – nó là trực giác của tôi – là đi theo bất cứ điều gì tôi nhận thấy thú vị.  Sự hiếu kỳ, với tôi cũng giống như cái hố không đáy – càng đi sâu vào thì càng trở nên “ghiền” và đam mê.

 Tính hiếu kỳ là điều đáng để gìn giữ và tạo cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật. Nếu bạn vẫn còn nghĩ mình là một Nghệ sĩ!  

alt

Tính đam mê! – photo đặng Mỹ Hạnh

AN