Menu Close

Giai thoại bên tượng đài “Bác”

Có một câu chuyện mà người kể (công khai) là một sử gia có uy tín, ông Trần Quốc Vượng, được nhiều người biết từ lâu. Ðấy là bà nội của ông Hồ Chí Minh có mang với một nho sĩ tên là Hồ Sĩ Tạo. Ðể tránh tiếng, gia đình bà phải đem… cho không một lão nông góa vợ tên Nguyễn Sinh Nhậm. Thực ra, chỉ tránh khỏi bị làng phạt vạ. Cả làng ai cũng bàn tán. Không bàn sao được? Bà nội ông Hồ là con gái vừa đẹp vừa đa tài, con nhà danh giá, trong khi ông “nội” thì vừa già vừa nghèo vừa ít học; ai ngu chi đem gả? Dĩ nhiên, khi biết ông Hồ làm chủ tịch nước thì dân làng lại càng thì… thầm nhiều hơn. Không cần phải tai nghe mắt thấy, tự ông Hồ cũng đoán được. Có lẽ vì thế, cho tới khi chết, ông Hồ chỉ về thăm quê chỉ có một lần… cho có? Sự thật ra sao thì chính ông Trần Quốc Vượng không dám chắc. Tuy nhiên, lời đồn đãi của những người trong làng thì chính tai ông nghe. Sống ở làng quê, bị đồn đãi như thế rất khó… sống. Cả ông “nội” và bà nội của ông Hồ đều qua đời chỉ vài năm sau đó. Những người khác chắc phải bỏ làng mà đi; như một người đàn ông… ở Pháp.

Hồi năm 1994, vợ ông sinh cho ông một đứa con gái. Càng lớn, cô bé càng không giống… ai! Cả làng ai cũng bảo là con của “ông đưa thư”; một cách nói của dân Tây ám chỉ “ông hàng xóm” như người Việt hay nói. Chịu không nổi, ông bỏ… vợ đi nơi khác sống. Người vợ, tên là Sophie Serrano, rất ấm ức bèn đem con gái (tên Manon) đi thử nhiễm sắc thể. Kết quả là Manon không phải con… bà! Lại càng ấm ức hơn, bà thuê người điều tra kỹ lưỡng thì mới biết người cha thực sự của Manon hóa ra là ông… “hàng xóm”, cách làng của họ chưa đầy 20 dặm. Con gái của ông này lại là con (ruột) của bà (và chồng cũ). Hóa ra là do lỗi của y tá ở nhà hộ sinh, đã trao nhầm con của nhau. Cả hai bên cùng kiện nhà hộ sinh này ra tòa. Mới đây, họ được tòa xử thắng kiện với số tiền bồi thường trị giá hơn 2 triệu Mỹ kim.

Không rõ tòa đã dựa vào những yếu tố gì để phán quyết số tiền đền bù? Trong những vụ dân sự, nguyên cáo phải chứng minh được những thiệt hại về vật chất và tinh thần do bị cáo gây ra cho mình. Trong vụ kiện này, có lẽ thiệt hại về tinh thần là chính; chứ vật chất thì không rõ có nhiều không. Chẳng hạn đồ đạc trong nhà bị vỡ sau mỗi lần ông chồng của bà Serrano đi đâu về. Hoặc số tiền rượu ông mua về uống. Mấy thứ đó, nếu còn giữ biên lai thì quy ra tiền cũng dễ. Tuy nhiên, nếu quy ra được thì vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số tiền đền bù. Tinh thần mới là cái đáng giá. Ðiều này đúng không chỉ ở Pháp mà ở mọi nước trên thế giới. Ai cũng hiểu như thế. Chỉ có một người không hiểu.

Ðấy là Nông Ðức Mạnh. Lâu nay, đặc biệt khi ông lên làm Tổng bí thư, ai cũng bàn tán về mẹ của ông đã đẻ… ra ông. Nếu là người con có hiếu, ông sẽ ráng tìm mọi cách để minh oan cho mẹ mình. Việc đó không có gì là khó với khoa học ngày nay và với một người vừa có tiền vừa có thế lực như ông. Ðằng này, ông cứ ăn nói mập mờ. Ngay như Hồ Chí Minh cũng thấy mặc cảm khi biết dân chúng ngoài quê bàn tán về bà nội của mình.

Chủ Nhật vừa qua, trong buổi lễ khánh thành một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sài Gòn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Ðối với miền Nam, đối với Sài Gòn, Bác Hồ luôn có tình cảm yêu thương đặc biệt sâu nặng.” Chắc là nhờ dân Sài Gòn (miền Nam nói chung) không thèm để ý mấy chuyện chửa đẻ kiểu này như người dân quê bác!

05222015a 01

Manon Serrano, trái, và mẹ cô Sophie Serrano rời tòa án sau một phiên tòa chống lại bệnh viện phụ sản. – NGUỒN NBCNEWS.COM

HNH – Facebook.com/chuyenkhongdau