Menu Close

Vớ ngừa đau chân

Đau chân là chứng bệnh không những người bị tiểu đường mà ngay cả những người bình thường cũng phải chú ý. Người bị tiểu đường có khi mất cảm giác ở chân mà không để ý, sẽ đưa tới chân bị hoại tử phải cưa bỏ. Người bình thường đứng quá lâu không đổi tư thế, trọng lượng cơ thể đè lên một vùng ở chân quá lâu, hoặc quá nhiều lần cũng có thể gây ra chứng đau nhức hay sưng chân mãn tính đưa đến cưa bỏ chân. Fraunhofer Institute for Silicate Research đã phát minh ra loại vớ đặc biệt có khả năng theo dõi áp lực đặt trên bàn chân và báo động cho người bệnh biết để thay đổi tư thế. Với  2 lớp nhưng vẫn có độ thông thoáng tốt, có khả năng hút ẩm mạnh và giữa 2 lớp này là một màn phim mỏng co dãn làm bằng silicone trên đó có gắn 40 điện cực đàn hồi làm bằng graphite và carbon đen. Khi áp suất ở một chỗ nào đó trên chân bị tăng lên, lớp silicone bị ép trở nên mỏng hơn và diện tích tăng lên, nghĩa là cũng làm cho điện tích chỗ này cũng tăng lên kích hoạt các sensor liên quan và một cơ chế điện tử lập tức gửi cảnh báo tới điện thoại của người sử dụng. Các sensor này đặt ở dưới bàn chân, gót, đầu ngón chân, mắt cá chân để phát hiện áp lực bất thường. Vớ có thể giặt được như vớ thường với phần điện tử có thể tháo ra được. Dự trù một đôi vớ này có giá khoảng $280.

vo ngua dau chan

Phân phối hàng bằng máy bay

Mua bán hàng qua internet đã phát triển chóng mặt trong thời gian qua. Điều mà các công ty kinh doanh online quan tâm nhất là làm sao gửi hàng tới cho khách nhanh chóng kịp thời. Amazon.com là công ty đầu tiên thiết lập hệ thống phân phối bằng các phi cơ nhỏ không người lái (drone). Mới đây, công ty này đã ghi danh sáng chế cách phân phối theo kiểu mang tới tận chỗ “Bring to Me”. Theo cách này, hàng hóa không phải chỉ phân phối tới nhà ở, mà còn được phân phối tới bất cứ địa điểm nào người mua cần. Ví dụ đang đi câu trên tàu hay đang bị kẹt xe, khách hàng có thể đặt mua đồ ăn bằng điện thoại cầm tay và “drone” sẽ mang tới chỗ của khách hàng. Khi mua như vậy, điện thoại cầm tay sẽ cung cấp tọa độ qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và “drone” sẽ dùng đó để mang hàng tới khách hàng. Ngoài ra, có một phần mềm giúp cho việc liên lạc giữa “drone” và nhân viên Amazon để giúp cập nhật thông tin như thời tiết, tình hình giao thông, hoàn cảnh thực tế để đáp xuống…để “drone” được điều khiển chính xác hơn. Một sản phẩm có thể được nhiều “drone” bay tiếp sức để phân phối nếu đoạn đường quá dài. Cách thức phân phối đầy triển vọng này hiện vẫn còn đang được thử nghiệm nhưng việc áp dụng chắc chắn sẽ không còn xa lắm

phan phoi hang bang may bay