Tảo mộ là một phần trong lễ hội Ramưwan diễn ra hàng năm, cứ ba tháng trong một năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào người Chàm theo đạo Bani, vừa mang tín ngưỡng tôn giáo, vừa là tập tục cổ truyền, nó được lưu giữ rất lâu đời.
Lễ hội Ramưwan gắn chặt với từng con người, đời người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc qua đời được ghi nhận trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí. Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều nghi lễ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: lễ Sút Amưrăm (kinh hội đầu năm), lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Vàha… là những nghi lễ lâu đời của người Chàm.
Có những năm, lễ tảo mộ ở vùng Phan Rí Thành huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận bị mưa lớn ngập nước, nhưng người Chàm vẫn lội nước viếng mộ bình thường
Nếu Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chàm Balamon, thì Ramưwan là ngày trọng đại của không chỉ người Chàm Bani mà còn của cả người Chàm Islam vốn sống tập trung ở vùng cực Nam trung bộ, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Dòng người khắp nơi đem lễ vật đến Chùa trong ngày tảo mộ
Sư Cả – người có chức vụ cao nhất trong làng Chàm
Các Sư Cả và thầy cúng trong đạo Bani tập trung ra nghĩa trang cúng tế tưởng niệm những người quá cố
Trong những ngày này, theo tục lệ người theo đạo Bani, các cô gái Chàm mặc những trang phục đẹp nhất của mình