Menu Close

Vẫn chuyện về người mẹ đơn thân – Những bài học ứng xử(Kỳ 2)

(tiếp theo)

Như chúng ta đã biết, nuôi dạy con là một công việc vô cùng khó khăn đối với các bậc cha mẹ, nhất là với người mẹ đơn thân một mình phải gánh vác hết không ai đỡ đần.

Sau đây xin tiếp tục gởi đến các bà mẹ single mom lời khuyên của Thùy Chi.

nhung bai hoc ung xu3

Bảo Huân

– Chỉ nên chiều con đúng lúc, đúng chỗ

Đôi lúc, trẻ hay đòi mẹ cái này, cái kia, và dù biết không nên chiều con nhưng do sợ con bị thiệt thòi, nên bạn hay có suy nghĩ ‘không sao, chiều lần này nữa thôi’. Đừng suy nghĩ cảm tính như thế bởi như vậy trẻ sẽ bắt được thóp của bạn, trẻ sẽ tìm cớ để ‘mè nheo’ bạn cho đến khi bạn đồng ý thì thôi. Ví dụ: khi trẻ đòi mua một món đồ chơi, hoặc cuốn sách trẻ thích, có thể bạn thấy đó là mong muốn hợp lý nhưng bạn nên tạo sự hồi hộp và cố gắng cho trẻ: ‘mẹ sẽ thưởng cho con đồ chơi/cuốn sách đó nếu cuối tuần này con được 5 điểm A+, nó sẽ làm trẻ cố gắng và bạn không phải chiều con một cách vô cớ.

– Đừng dùng vật chất để bù đắp tình cảm

Rất nhiều bà mẹ đơn thân đi vào vết xe đổ là dùng vật chất để bù đắp lại sự thiếu thốn tình cảm khi thiếu vắng sự quan tâm chăm sóc của người bố. Điều này là hoàn toàn không nên. Thiếu tình cảm thì chỉ có thể bù đắp bằng tình cảm, hãy cho trẻ thứ mà cuộc đời không thể mang lại cho trẻ, đó chính là tình thương. Mỗi ngày mẹ hãy dành thời gian chơi đùa và tâm sự với trẻ về bạn bè, lớp học, cuộc sống quanh trẻ (hay chẳng hạn như giải đáp những thắc mắc trong lòng trẻ về bố của trẻ…).

– Không nên nói với trẻ những câu như: 

– Con nghĩ mẹ sung sướng lắm hay sao?

Câu nói này rất dễ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Có những khổ đau, người mẹ phải lặng lẽ học cách quên đi; có những gian khổ, bạn nên học cách chấp nhận và vượt qua hơn là bắt trẻ phải nhìn nhận thực tế đó.

– Con nghĩ coi làm vậy, có xứng đáng với mẹ không?

Câu nói này đơn thuần chỉ bày tỏ sự tức giận nhất thời của người mẹ đối với trẻ, nhưng nhìn nhận từ góc độ tâm lý học, nó lại chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa hơn thế. Nó khiến trẻ có cảm giác gò bó, trói buộc, giống như bị tước đoạt quyền tự do sống và khám phá.

– Mẹ rất ân hận vì đã sinh ra con: Đây là câu nói gây tổn thương lớn nhất cho trẻ, không những xúc phạm nghiêm trọng tới lòng tự trọng của trẻ mà còn rất dễ khiến chúng nảy sinh những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Một khi trẻ tỏ thái độ phản kháng với bạn thì quan hệ mẹ con sẽ ngày càng xa cách, việc dạy dỗ trẻ trưởng thành cũng trở nên khó khăn hơn.

nhung bai hoc ung xu2

Bảo Huân

(còn tiếp một kỳ)