Menu Close

Các loại máy ảnh bắc cầu! (kỳ 150)

Cái tên nghe có vẻ hơi lạ.

Trong thị trường nhiếp ảnh số có nhiều hạng máy ảnh – cũng như thị trường xe có nhiều hạng xe khác nhau. Đứng trên đỉnh là những máy DSLR tối tân, nhanh, mạnh… đứng ở đầu kia là loại máy ảnh bỏ túi với giá tiền rẻ nhất, nhỏ nhất (có thể), nhưng cũng thiếu khả năng nhất. Trong vài năm nay, các hãng sản xuất máy ảnh đã đua nhau cho ra đời vài loại máy ảnh để “lấn áp” những máy bỏ túi, và đồng thời để cạnh tranh thị trường với những máy DSLR cồng kềnh; do đó hạng máy này có cái tên “bắc cầu” (giữa hai bên bờ).

Từ khía cạnh của một nhiếp ảnh gia, tôi luôn theo dõi những tiến triển văn minh nhất trong kỹ thuật nhiếp ảnh. Sau đây là một vài máy tiêu biểu của hạng “bắc cầu” tôi xin giới thiệu với quý độc giả.

Sony Cyber-shot DSC-RX1

Điều đầu tiên và “ấn tượng” nhất của mẫu máy này là nó được trang bị với full-frame sensor (trước đây chỉ có loại máy DSLR mới có). Phẩm chất ảnh của máy này trội hơn tất cả những máy hạng “nhỏ”. Những khuyết điểm của máy RX1 gồm có: hệ thống lấy nét tự động (autofocus) hơi… lẩm cẩm, không có khả năng thay ống kính, và giá tiền “chọc trời” của nó (khoảng $2,800). Nhưng giá này vẫn chưa thấm thía với mẫu máy kế tiếp.

may anh bac cau2

Sony Cyber-shot DSC-RX1

Leica Q

Nếu giá tiền không thành vấn đề, có lẽ bạn nên chộp chiếc máy có giá tiền $4,250 từ một hiệu máy có truyền thống chế tạo dụng cụ nhiếp ảnh cao cấp.

may anh bac cau3

Ưu điểm: phẩm chất ảnh rất cao cũng nhờ full-frame sensor, và một ống kính “hết sẩy”.

may anh bac cau

Leica Q

Nikon COOLPIX P900

Mẫu máy này mới thật sự là một máy ảnh “bắc cầu”. Nó là cái cầu nối giữa những máy DSLR và loại máy ảnh bỏ túi, và có rất nhiều đặc điểm sẵn bên trong. Mặc dù không thể thay ống kính, nhưng ống kính trên máy là một đặc điểm “đáng đồng tiền” rồi. (Giá máy $596)

may anh bac cau1

Máy P900 (phải) khi đứng cạnh với D7200 DSLR (trái), cũng không nhỏ hơn bao nhiêu.

Máy P900 thuộc vào một phân loại gọi là super zoom. Nikon và Canon hình như đang “móc sừng” với nhau trong cuộc đấu để cạnh tranh xem ai có độ zoom dài hơn. Nikon P900 hiện  là đương kim vô địch. Ống kính của P900 có độ zoom 83x, với tiêu cự tương đương từ 24mm tới 2000mm. Tuy nhiên, máy này vẫn có nhiều khuyết điểm. Thứ nhất, nó quá lớn, bạn không thể nào bỏ vừa trong túi áo hoặc túi quần. Thứ nhì, nó không có khả năng chụp loại hồ sơ RAW. Và thứ ba, khá mắc tiền so với hạng máy này.

Panasonic Lumix DMC-ZS50

Trong thời buổi khi những máy bỏ túi có độ phân giải 20 megapixel đang trở nên “chuyện thường”, Panasonic đã quyết định táo bạo để giảm resolution của máy superzoom mới nhất của họ, máy Lumix DMC-ZS50 (giá tiền $399.99). Sensor 12-megapixel của máy này biểu diễn tốt hơn những máy có resolution cao hơn, trong tình trạng thiếu ánh sáng.

Độ zoom của ống kính trên máy cũng không phải là tệ, 30x so với 83x của Nikon P900. Nhưng máy ZS50 lại có những đặc điểm nổi bật hơn: khả năng chụp hồ sơ RAW, tốc độ chụp liên tiếp 10 fps, autofocus khá nhanh, Wi-Fi, và phẩm chất video khá tốt. Trên hết là khả năng chụp hoàn toàn Manual.

Ngược lại, máy này cũng có một vài khuyết điểm, tuy ít hơn. Khi mua máy này, trong hộp không có dụng cụ sạc pin, bạn phải tìm mua riêng bên ngoài. Thiếu sót bộ GPS, trong khi nhiều máy cạnh tranh đều có.

Kết luận

Cả bốn máy nói trên đều có những khuyết điểm và ưu điểm. Để chọn lựa mua máy nào, hiển nhiên bạn sẽ có lý do riêng của bạn. Sự thật là loại máy “bridge camera” có thể sẽ dần dần thay thế các DSLR trong vài thể loại nhiếp ảnh. Riêng tôi, có thể tôi sẽ chọn máy Lumix ZS50 cho những lúc đi vacation với gia đình, hoặc đi party với bạn bè, vì nó gọn nhẹ và có đủ khả năng chụp những loại ảnh này. Dĩ nhiên, những chiếc máy “bắc cầu”, với tốc độ phản ứng quá chậm (cửa chập và lấy nét tự động), vẫn chưa thể thay thế DSLR trong những thể loại ảnh đám cưới, thời sự, thể thao, hoặc thú hoang dã.

AN