Menu Close

Độc đáo cột tượng Totem

Cột tượng Totem hay cột vật tổ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp trên gỗ của các dân tộc thiểu số vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương.

Từ xưa, những cây cột này đã có mặt trong mọi sinh hoạt đời sống của các tộc người Haida, Nusalt, Kwakwakawakw, Tlingit, Tsimshian, Salish của Mỹ và Canada, vừa là một phần kiến trúc nhà ở, vừa là sử liệu ghi lại những bước thăng trầm của làng bản và làm kỷ vật gợi nhớ về cha ông, tổ tiên người dân nơi đây.

Xuất xứ cột Totem

h48

Theo tín ngưỡng bản địa thì mỗi dân tộc hoặc dòng họ trên đều được sinh ra hoặc gắn liền với một sinh vật cổ xưa. Người là con của chim, người là con của cá, người là con của thú… nên để tưởng nhớ cội nguồn, dân gian đã tạo nên các cột tượng khắc họa Totem, xem đó là khối sức mạnh, vật che chở, bảo an.

Có rất nhiều sinh vật hoặc là thân sinh hoặc là anh em, bằng hữu phù trợ các dân tộc được khắc họa hết sức sinh động trên gỗ. Tựu chung, có tới 30 loài vật gồm: gấu, quạ, ưng, sói, hổ, trâu, lợn, hươu, dê, hải ly, dơi, sấu, mập, ếch, muỗi, kiến, ong… Mỗi con vật đều được yêu quý vì có những phẩm chất tốt, thể hiện cho những khả năng, ước mơ cao đẹp của con người như: quạ, sấu, ếch cho sự thông minh, hiểu biết, địa vị tối cao; sói, hổ, gấu cho sức mạnh, lòng can đảm; hươu, dơi cho sự linh hoạt, sống lâu; kiến, ong cho sự siêng năng, đông đúc…Vì vậy, mỗi cột tượng còn có mục đích để ca ngợi các đức tính quý giá, những kinh nghiệm, các sự kiện quan trọng của làng bản. Ngoài ra, còn chứa những dấu hiệu nhận biết về danh tính, tập tính, vai trò của mỗi gia đình trong xã hội. Và người dân nhờ cây gỗ tồn tại lâu bền để truyền lại những tư tưởng hay câu chuyện ấy đời đời.

Đặc trưng các loại cột tượng

h49

Do tùy hứng sáng tạo, mỗi nơi mỗi khác, mỗi nhà mỗi khác và đặt ở các địa thế dị biệt nên có rất nhiều kiểu cột tượng. Song nói chung, có 6 loại chính, đó là cột chào, cột đế, cột trụ, cột đường, cột tưởng và cột mồ. Tất cả đều được đẽo gọt công phu từ những cây gỗ lớn và là loại gỗ đỏ, vàng đặc hữu của vùng. Sau khi tỉa cắt, nó thường có đường kính 1m, cao 20m và đều hướng ra biển, sông, hồ.

Về chi tiết, cột của người Kwakwaka’wakw các con vật thường có mắt nông song chân tay, thân hình được điêu khắc nổi trội. Cột của người Haida ngược lại có mắt to sâu, các chi tiết lồng ghép bay bổng. Cột của người Tsimshian và Nusalt thường nhấn mạnh đến vẻ nửa người nửa thú hoặc các sinh vật thần thoại trong khi cột của người Salish chủ yếu khắc họa con người. Giữa các loài cũng có một số điểm khác biệt như chim ưng và chim sấm có mỏ khoằm sắc còn chim quạ có mỏ thẳng dài. Chim sấm thường dang rộng cánh trong khi các con chim khác có thể chụm cánh lại. Gấu và hải ly đều có tai trên đỉnh đầu, song ở hải ly thì còn nhe răng, khoe hai răng cửa to. Cá mập, cá voi đều có vi lớn trên lưng… Vì thế, nếu tiếp xúc nhiều, có thể dễ dàng nhận ra trên cột có những con vật gì, đặc biệt trên đỉnh luôn là con vật quan trọng nhất – vật tổ của gia đình. Về màu sắc, cột của người Haida chỉ có ba màu đen, đỏ và xanh, có tính kháng và phát nên mức độ bảo an rất mạnh. Cột của các dân tộc còn lại sặc sỡ hơn, thường có sự pha trộn của bảy màu đem lại cảm giác thái hòa.

Khi một tác phẩm được hoàn thành, người dân sẽ làm lễ dựng cột, giống như lễ khánh thành – mừng nhà mới vậy. Đó sẽ là một ngày vui của cả cộng đồng với sự góp mặt của nhiều quan khách, có khi hàng nghìn người từ làng trên, xóm dưới và các dân tộc anh em trong vùng tới dự. Chủ nhà sẽ mở tiệc khoản đãi, làm lễ, nhảy múa, ăn uống linh đình. Trước khi khách về, đều tặng khách một phần quà và mời khách sang năm lại đến chung vui. Một khi cây cột được dựng lên, nó sẽ là một thần vật rất linh thiêng, có thể trấn tà, đuổi quỷ, phù hộ bản làng bình an, thịnh vượng. Ai mà qua đó đều phải kính cẩn, và nếu thiện tâm khi sờ vào cột tượng sẽ được cột thần ban phúc, ai có duyên với sinh vật nào cũng được sinh vật ấy phò tá suốt đời.

Vì điều kiện thời tiết, sự phá hoại và nạn chảy máu cổ vật, hiện chỉ còn khoảng 30 cây cột cổ hơn 100 năm tuổi ở Ketichikan, Alaska Mỹ và 60 cây ở Vancouver và Victoria, BC, Canada, trong đó có một số cây còn ở ngoài trời. Đó là các cột tượng trên đảo Queen Charlotte Canada đã ra đời từ năm 1840. Cây cột to nhất cũng nằm trên đảo Vancouver, có đường kính 1,8m. Cây cột được xem nhiều nhất là quần thể cột tượng nằm trong công viên Stanley, Vancouver, được thành phố quy tụ về đây từ năm 1939 từ khắp cả nước. Mỗi năm, chúng thu hút khoảng 10 triệu khách, đem về cho địa phương doanh thu lớn từ du lịch.

(Theo Làng Việt.vn)

 

Độc đáo cột tượng Tottem

Cột tượng Totem hay cột vật tổ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp trên gỗ của các dân tộc thiểu số vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương.

Từ xưa, những cây cột này đã có mặt trong mọi sinh hoạt đời sống của các tộc người Haida, Nusalt, Kwakwakawakw, Tlingit, Tsimshian, Salish của Mỹ và Canada, vừa là một phần kiến trúc nhà ở, vừa là sử liệu ghi lại những bước thăng trầm của làng bản và làm kỷ vật gợi nhớ về cha ông, tổ tiên người dân nơi đây.

Xuất xứ cột Totem (Hình 48)

Theo tín ngưỡng bản địa thì mỗi dân tộc hoặc dòng họ trên đều được sinh ra hoặc gắn liền với một sinh vật cổ xưa. Người là con của chim, người là con của cá, người là con của thú… nên để tưởng nhớ cội nguồn, dân gian đã tạo nên các cột tượng khắc họa Totem, xem đó là khối sức mạnh, vật che chở, bảo an.

Có rất nhiều sinh vật hoặc là thân sinh hoặc là anh em, bằng hữu phù trợ các dân tộc được khắc họa hết sức sinh động trên gỗ. Tựu chung, có tới 30 loài vật gồm: gấu, quạ, ưng, sói, hổ, trâu, lợn, hươu, dê, hải ly, dơi, sấu, mập, ếch, muỗi, kiến, ong… Mỗi con vật đều được yêu quý vì có những phẩm chất tốt, thể hiện cho những khả năng, ước mơ cao đẹp của con người như: quạ, sấu, ếch cho sự thông minh, hiểu biết, địa vị tối cao; sói, hổ, gấu cho sức mạnh, lòng can đảm; hươu, dơi cho sự linh hoạt, sống lâu; kiến, ong cho sự siêng năng, đông đúc…Vì vậy, mỗi cột tượng còn có mục đích để ca ngợi các đức tính quý giá, những kinh nghiệm, các sự kiện quan trọng của làng bản. Ngoài ra, còn chứa những dấu hiệu nhận biết về danh tính, tập tính, vai trò của mỗi gia đình trong xã hội. Và người dân nhờ cây gỗ tồn tại lâu bền để truyền lại những tư tưởng hay câu chuyện ấy đời đời.

Đặc trưng các loại cột tượng  (Hình 49)

Do tùy hứng sáng tạo, mỗi nơi mỗi khác, mỗi nhà mỗi khác và đặt ở các địa thế dị biệt nên có rất nhiều kiểu cột tượng. Song nói chung, có 6 loại chính, đó là cột chào, cột đế, cột trụ, cột đường, cột tưởng và cột mồ. Tất cả đều được đẽo gọt công phu từ những cây gỗ lớn và là loại gỗ đỏ, vàng đặc hữu của vùng. Sau khi tỉa cắt, nó thường có đường kính 1m, cao 20m và đều hướng ra biển, sông, hồ.

Về chi tiết, cột của người Kwakwaka’wakw các con vật thường có mắt nông song chân tay, thân hình được điêu khắc nổi trội. Cột của người Haida ngược lại có mắt to sâu, các chi tiết lồng ghép bay bổng. Cột của người Tsimshian và Nusalt thường nhấn mạnh đến vẻ nửa người nửa thú hoặc các sinh vật thần thoại trong khi cột của người Salish chủ yếu khắc họa con người. Giữa các loài cũng có một số điểm khác biệt như chim ưng và chim sấm có mỏ khoằm sắc còn chim quạ có mỏ thẳng dài. Chim sấm thường dang rộng cánh trong khi các con chim khác có thể chụm cánh lại. Gấu và hải ly đều có tai trên đỉnh đầu, song ở hải ly thì còn nhe răng, khoe hai răng cửa to. Cá mập, cá voi đều có vi lớn trên lưng… Vì thế, nếu tiếp xúc nhiều, có thể dễ dàng nhận ra trên cột có những con vật gì, đặc biệt trên đỉnh luôn là con vật quan trọng nhất – vật tổ của gia đình. Về màu sắc, cột của người Haida chỉ có ba màu đen, đỏ và xanh, có tính kháng và phát nên mức độ bảo an rất mạnh. Cột của các dân tộc còn lại sặc sỡ hơn, thường có sự pha trộn của bảy màu đem lại cảm giác thái hòa.

Khi một tác phẩm được hoàn thành, người dân sẽ làm lễ dựng cột, giống như lễ khánh thành – mừng nhà mới vậy. Đó sẽ là một ngày vui của cả cộng đồng với sự góp mặt của nhiều quan khách, có khi hàng nghìn người từ làng trên, xóm dưới và các dân tộc anh em trong vùng tới dự. Chủ nhà sẽ mở tiệc khoản đãi, làm lễ, nhảy múa, ăn uống linh đình. Trước khi khách về, đều tặng khách một phần quà và mời khách sang năm lại đến chung vui. Một khi cây cột được dựng lên, nó sẽ là một thần vật rất linh thiêng, có thể trấn tà, đuổi quỷ, phù hộ bản làng bình an, thịnh vượng. Ai mà qua đó đều phải kính cẩn, và nếu thiện tâm khi sờ vào cột tượng sẽ được cột thần ban phúc, ai có duyên với sinh vật nào cũng được sinh vật ấy phò tá suốt đời.

Vì điều kiện thời tiết, sự phá hoại và nạn chảy máu cổ vật, hiện chỉ còn khoảng 30 cây cột cổ hơn 100 năm tuổi ở Ketichikan, Alaska Mỹ và 60 cây ở Vancouver và Victoria, BC, Canada, trong đó có một số cây còn ở ngoài trời. Đó là các cột tượng trên đảo Queen Charlotte Canada đã ra đời từ năm 1840. Cây cột to nhất cũng nằm trên đảo Vancouver, có đường kính 1,8m. Cây cột được xem nhiều nhất là quần thể cột tượng nằm trong công viên Stanley, Vancouver, được thành phố quy tụ về đây từ năm 1939 từ khắp cả nước. Mỗi năm, chúng thu hút khoảng 10 triệu khách, đem về cho địa phương doanh thu lớn từ du lịch.

(Theo Làng Việt.vn)