Menu Close

Kepler 452b

Ngày 23/7/2015 vừa qua Cơ quan Không gian NASA tuyên bố mới tìm thấy một hành tinh “anh em” với trái đất, có tuổi đời lớn hơn và to hơn, đặt tên Kepler- 452b, được phát hiện do kính viễn vọng Kepler, phóng lên không gian năm 2009 với nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh có sự sống trong vũ trụ. Điều đáng chú ý là hành tinh này nằm trong một ngân hà “có thể có sự sống” tương tự như trong thái dương hệ của chúng ta. Xin tìm hiểu về hành tinh mới khám phá này.

 kepler452b 01

Hành tinh Kepler-452bNGUỒN QZ.COM

– Hành tinh Kepler-452b bay trong một quỹ đạo của tinh tú có tên Kepler-452, ở một vị trí cách xa trái đất 1,400 năm-ánh-sáng, nơi chòm sao Cygnus trong dải ngân hà (Milky Way) của chúng ta.

– Khoảng cách xoay quanh quỹ đạo đó của Kepler 452b cũng tương tự như trái đất quay xung quanh mặt trời, nhưng mất khoảng 385 ngày – dài hơn 20 ngày so với khoảng thời gian trái đất quay quanh mặt trời.

– Hành tinh này lớn hơn trái đất 1.6 lần nên trọng lực mạnh hơn hai lần, nghĩa là nếu có sinh vật nào trên đó thì nó sẽ nặng hơn chúng ta, còn chúng ta sẽ cảm thấy nặng hơn gấp hai lần nếu ở trên mặt hành tinh đó.

 kepler452b 01

So sánh trái đất và Kepler-452b NGUỒN VNREVIEW.VN

– Kepler 452b có đường kính lớn hơn 60% so với trái đất nhưng có cùng nhiệt độ và sáng hơn nên nhiệt lượng trên hành tinh này sẽ ấm hơn so với trái đất. Các nghiên cứu trước đây cho biết các hành tinh nào có kích thước như vậy rất có thể là được cấu tạo bởi nham thạch như trái đất.

– Hành tinh này nằm trong vùng “có thể có sự sống”, nghĩa là ở khá xa mặt trời của nó nên có nước, vì không bốc hơi hết, nhưng đủ gần để không bị đông thành nước đá. Ngoài ra, các nhà khoa học cho là hành tinh này có khí quyển, có mây dầy đặc bao phủ, có đại dương và các núi lửa hoạt động, có nhiệt độ thích hợp để cho nước lỏng tồn tại trên bề mặt, và đó là một trong những điều cần thiết để hỗ trợ sự sống.

– Kepler 452b có tuổi thọ khoảng 6 tỉ năm, già hơn 1.5 tỉ năm so với tuổi của mặt trời.

– Có thể lên đó được không?

Kepler 452b cách chúng ta 1,400 năm ánh sáng. Năm ánh sáng là khoảng cách mà một chùm ánh sáng có thể truyền đi trong một năm với vận tốc khoảng 670 triệu miles/giờ. Ánh sáng từ mặt trời phải mất 8 phút mới tiếp cận được với trái đất theo như vận tốc này. Do đó, một chuyến đi đến Kepler 452b sẽ cần một khoảng thời gian vô cùng lớn.

Tàu thám hiểm vũ trụ New Horizon của NASA đi nhanh nhất hiện nay – khoảng 36,373 mile/giờ. Với tốc độ này thì để đến được Kepler 452b, ta sẽ phải di chuyển khoảng 25.8 triệu năm.

 kepler452b 01

NGUỒN VNREVIEW.VN

PN (Tổng hợp)