Trải dài theo dòng chảy sông Thu Bồn từ núi rừng Trường Sơn xuôi về biển Ðông, vùng đất Duy Xuyên hội đủ núi đồi, sông suối, đồng bằng, biển khơi. Bên cạnh thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô Trà Kiệu vang bóng một thời, sinh vật cảnh Duy Xuyên dường như cũng được thời gian và thiên nhiên tô bồi, nên đất đá dường như cũng được ban tặng những màu sắc, hình thù khác lạ và đẹp đẽ để trở thành những vật phẩm có giá trị được sưu tầm.
Ðá cảnh Suiseki là đá hòn, đá khối, đá thô, đá tảng được thiên nhiên bào mòn đẽo gọt qua vô cùng thời gian để có những hình dáng mang một ý nghĩa nào đó từ nghệ thuật thưởng ngoạn của con người.
Đi săn đá
Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ đã chạm khắc gọi là Dai hay Daiza hoặc khi chúng được trưng bày trên khay bằng sứ hoặc đất nung có rải cát hay hạt mịn hoặc nước Suiban.
Anh Trần Ngọc Minh là hội viên Hội đá cảnh Việt Nam, từng nổi tiếng với bức đồ hình Việt Nam bằng nghìn con rồng vàng – Thiên Long Việt đồ- cũng là một “tay chơi” đá cảnh có hạng ở thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Hàng ngàn tác phẩm đá cảnh của anh Minh bao gồm đá nghệ thuật thiên nhiên (Suiseki) và thạch thư (Basaki) từng được trưng bày triển lãm tại tiền sảnh khách sạn Thanh Thanh – Ðà Nẵng, triển lãm tại Festival Huế, Festival hoa Ðà Lạt, Festival lễ hội sinh vật cảnh ở Sài Gòn.
Ðược biết anh Trần Ngọc Minh đã bán 1 tác phẩm đá với giá hơn 7 tỷ đồng VN.
Người Trung Hoa quan niệm: “Thạch nhập sự thông”, nghĩa là khi đá vào nhà thì mọi sự đều hanh thông, may mắn. Với anh Phan Phước Hà (45 tuổi) ở Duy Xuyên (Quảng Nam), đá không chỉ mang lại cho anh sự may mắn mà còn là niềm đam mê. Tác phẩm “Thưởng ngoạn”, “Dãy Trường Sơn” với những cánh rừng điệp trùng hoang dã. Tác phẩm “Danh hài” rất độc đáo, khiến người xem phải phì cười mà vẫn bày tỏ sự thán phục trước sự đẽo gọt của tự nhiên. Tác phẩm này có người trả trên 3,000 USD mà anh không bán.
Một góc trưng bày đá cảnh tại Hội Hoa Xuân Quảng Nam
Hiện nay, các hội viên Hội Sinh Vật Cảnh Duy Xuyên sở hữu hơn 10,000 tác phẩm đá cảnh. Tập trung nhiều ở các xã Duy Trung, Duy Châu, Duy Sơn, Duy An, Duy Thành, thị trấn Nam Phước.
Tìm được một viên đá giữa sông suối tự nhiên đã khó, mà nâng nó lên thành một tác phẩm nghệ thuật lại càng khó hơn, anh Trần Ngọc Minh từng tâm sự rằng để có được một vườn đá cảnh “hoành tráng”anh phải rong ruổi khắp sông núi ở Quảng Nam tìm kiếm.
Nhập định
Nghệ thuật thưởng ngoạn đá Suiseki bắt đầu từ hơn 1000 năm trước tại Trung Hoa, sau đó lan sang Triều Tiên, Nhật Bản, qua phương Tây trong vòng 100 năm trở lại đây và những nước khác trên thế giới. Ngày nay, Suiseki cũng giống như Bonsai trở thành thú chơi toàn cầu. Các hiệp hội, câu lạc bộ Suiseki ngày càng xuất hiện nhiều như tại Nhật có Nippon Suiseki Association, ở Châu Âu có Italian Association of Suiseki Lovers… các cuộc thi đá cảnh thường được tổ chức bởi những tổ chức uy tín này.
Chắp cánh hòa bình
Mẹ tôi
Cây cổ đại
LTT