Menu Close

Những cách lãng phí tiền

Có nhiều cách cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm, đồng thời cũng có nhiều cách hủy hoại tài chính của riêng bạn. Ngoài việc không để dành được tiền do mua sắm thiếu khôn ngoan hoặc mua các món hàng không cần thiết, bạn còn có thể lãng phí tiền vì những nguyên nhân không thực tế. Do đó, bạn cần hiểu thêm những cách bị “mất” tiền khác nữa như sau:

waste money1

1. Quên dùng gift card

Dù không muốn dùng gift card, bạn cũng nên cho người khác dùng. Theo thống kê của Gift Card Granny, hơn 41 tỉ đồng gift cards đã không được sử dụng từ năm 2005 đến 2011. Trung bình 1 gia đình Mỹ có khoảng 300 đồng gift card chưa dùng, và gần một nửa số người có gift card chưa sử dụng hết toàn bộ tiền trong thẻ.

2. Phiếu giảm giá hết hạn

Theo Yipit, khoảng 15% phiếu giảm giá (coupon) của trang mạng Groupon không được dùng đúng hạn. Chú ý đến ngày hết hạn của các coupon để khỏi uổng phí. Riêng những phiếu giảm giá “điện tử” (digital coupon) giữ được giá trị của nó ít nhất là 5 năm.

3. Mua vé nhưng không dùng

Những buổi hòa nhạc, trận đấu thể thao hay bất kỳ những chương trình lớn đều phải mua vé hoặc đặt chỗ trước và phổ biến nhất hiện nay là mua trên mạng (online). Nếu bạn đổi ý hoặc bận trong ngày đó thì cũng không được hoàn lại tiền, cách tốt nhất là đưa vé đó cho người khác. Do đó, chỉ nên mua vé lúc bạn chắc chắn sẽ dùng.

4. Lệ phí trễ hạn

Những dịch vụ mượn sách thư viện, thuê DVD của Redbox, hoá đơn điện nước hoặc thẻ tín dụng, v.v…dù lệ phí trễ hạn chỉ là số tiền nhỏ nhưng khi cộng dồn lại thì thành món tiền lớn. Để tránh lệ phí trễ hạn trên thẻ tín dụng, bạn nên trả trước ngày đến hạn, thay đổi thời hạn thanh toán cho trùng với ngày lãnh lương, hoặc lập ngày thanh toán tự động. Nếu bạn bị phạt lệ phí trễ hạn, hãy gọi dịch vụ khách hàng và yêu cầu họ miễn phạt vì hầu hết các công ty đều xóa phí này nếu bạn bị phạt lần đầu.

5. Lệ phí ngân hàng

Các ngân hàng đều có cách khác nhau để thâu tiền của khách hàng, chẳng hạn sẽ tính lệ phí nếu không đủ số tiền tối thiểu trong trương mục cá nhân, lệ phí rút tiền máy ATM, v.v… Nhiều người tránh các khoản lệ phí không cần thiết này bằng cách gia nhập một công đoàn tín dụng địa phương (local credit union) – nơi thường cung cấp tài khoản checking miễn phí và tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao hơn. Nếu bạn thường hay “cạn” tiền mặt và phải trả lệ phí nhiều lần để rút tiền từ máy ATM, thì nên lấy thêm tiền mặt (cash back) mỗi khi dùng thẻ debit mua hàng tại các tiệm.

6. Không trả những món đồ không thích

Người ta thường dễ để những món đồ hoặc quà không muốn trong tủ, nhưng nếu đem trả lại tiệm thì có thể lấy lại được tiền. Dù quá hạn trả, bạn vẫn có thể trả lại để được người bán cho bạn tín dụng (credit) để mua hàng lần sau. Ngoài ra, nhiều nhà bán lẻ trên mạng còn chi trả chi phí vận chuyển khi trả lại hàng và nhiều nơi nhận trả lại không cần biên nhận mua hàng.

7. Không yêu cầu hoàn tiền lại

Rất ít người tiêu dùng than phiền với các công ty khi họ không hài lòng với dịch vụ. Tuy nhiên, nếu “lên tiếng”, họ có thể được hoàn lại toàn bộ tiền đã trả hoặc ít nhất là được giảm giá trên dịch vụ đó. Ngay cả khi không được giảm tiền, các công ty cung cấp dịch vụ cũng biết được những quan tâm của người tiêu dùng. Do đó, nên bình tĩnh, nói chuyện nhẹ nhàng khi bạn muốn thương lượng với họ.

8. Không tranh cãi về sai lỗi trên hóa đơn

Nếu bạn nghĩ hóa đơn của bạn bị sai, hãy liên lạc trực tiếp với công ty và đa số công ty “đứng đắn” sẽ điều chỉnh những sai sót ngay. Khi làm việc với các đại công ty cung cấp dịch vụ cable như Comcast, bạn nên thâu lại toàn bộ cuộc nói chuyện với người đại diện.

9. Quên theo dõi số tiền được giảm bớt

Chương trình giảm giá dưới dạng trả lại tiền bớt qua đường bưu điện (mail-in rebates) rất dễ làm người tiêu dùng quên hoặc làm sai thủ tục. Hơn 500 triệu đồng không được hoàn lại mỗi năm phần lớn do nhầm lẫn hoặc mánh mung của một số công ty. Do đó, phải thận trọng khi tham gia chương trình “rebate”. Nếu bạn phải đợi chi phiếu hoàn tiền lại trong nhiều tuần hoặc vài tháng, bạn có thể kiện với Ủy Ban Thương Mại Liên Bang.

10. Không nhận tiền của mình

Hàng năm, chính phủ đều thông báo số tiền “vô thừa nhận”, chủ sở hữu có quyền khai nhận lại tiền của mình. Muốn biết thêm chi tiết, có thể vào USA.gov. Những khoản này bao gồm tiền hoàn thuế IRA, tài khoản ngân hàng hay chứng khoán cũ, chi trả bảo hiểm nhân thọ không người nhận, trợ cấp hưu trí bị lãng quên, v.v…Nếu những khoản tiền này không ai thừa nhận sẽ được chuyển giao cho tiểu bang.

QN

Nguồn: http://www.cheatsheet.com/personal-finance/10-ways-that-too-many-people-throw-money-away.html/?ref=YF