Lời người dịch: G. Rushford là một chuyên gia về đầu tư và mậu dịch quốc tế, nhất là các vấn đề liên quan đến Á Châu, và là một nhà báo viết cho Wall Street Journal Asia, ForeignPolicy.com, the Milken Institute Review v.v. Ông sống ở Virginia, và là người để ý theo dõi sát các vận động chính trị hành lang tại Hoa Thịnh Đốn. Bài phân tích dưới đây của ông cho thấy nỗ lực vận động cho nhân quyền của người Việt ở trong nước và ở hải ngoại, nhất là ở Washington, D.C. đã gây được tiếng vang và sự ủng hộ của giới trí thức tại thủ đô Hoa Kỳ, mà điển hình là chính ông. Nhưng mặt khác, nó đang gặp phải sức kháng cự của đồng dollars mà Hà Nội đang tung ra để vận động hành lang hòng che đậy và bào chữa cho chính sách độc đoán, ức hiếp, và phi nhân của họ. Người Việt Nam yêu chuông tự do có nên góp sức để tài trợ cho các vận động hành lang, các công trình nghiên cứu chuyên nghiệp và quy mô, nêu rõ bộ mặt thật của việc chà đạp nhân quyền ở Việt Nam không? Sau đây là bài dịch nguyên văn. Những chữ in nghiêng là lời phụ chú của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh: http://rushfordreport.com/?p=391.
Ảnh minh họa. NGUỒN: WWW.BOYLEPUBLICAFFAIRS.COM
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Hà Nội thứ Năm này (August 6) trong chuyến thăm kéo dài hai ngày. Thế nào cũng sẽ có nhiều tuyên bố về việc Hoa Kỳ và Việt Nam đang thắt chặt hơn các mối quan hệ về an ninh và kinh tế, và về những “tiến bộ” đáng khen trong thành tích cải thiện nhân quyền của Việt Nam đã giúp cho việc thành hình các mối quan hệ ấy. Bộ Công an dữ dằn của Việt Nam trong tuần này hy vọng là sẽ biết cư xửkhá hơn so với hồi tháng Năm. Dịp ấy, Tom Malinowski, cố vấn nhân quyền hàng đầu của Kerry, đã có những phiên họp mà ông mô tả là “nhiều thành quả” với các quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội. Ngày 11 tháng Năm, hai ngày sau chuyến thăm của Malinowski, côn đồ đã cầm ống sắt đánh chảy máu một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam can đảm tên là Anh Chí. Malinowski đã lên án hành động này, nhưng vẫn nhất định cho rằng Việt Nam đã có những “tiến bộ” đáng khen về nhân quyền.
Chuyến đi ngày 6 đến ngày 8 tháng Tám này của Kerry kế gót chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn thành công hồi tháng trước của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản. Ông Trọng đã có một cuộc họp “nhiều gặt hái” với Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục vào ngày 07 tháng Bảy, và sau đó, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một bản tuyên bố “tầm nhìn” chung, rằng cả hai quốc gia đều công nhận sự quan trọng của việc bảo vệ nhân quyền. Ngày hôm sau, NPTrọng đã có bài phát biểu then chốt tại một viện nghiên cứu (think tank)có uy thế ở Hoa Kỳ, Trung tâm Khảo cứu Chiến lược và Quốc tế -Center for Strategic and International Studies(thường được biết đến qua tên viết tắt CSIS). Ông tuyên bố: “Bảo vệ và thăng tiến nhân quyền là mục tiêu chính của sự phát triển của chúng tôi. Chúng tôi muốn đảm bảo, thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả người dân Việt Nam.”
Nói là nói thế, chứ nào phải là tất cả người dân Việt Nam. Lại cái kiểu tuồng tích thường thấy: Ngay trước khi NPTrọng phát biểu trước cử toạ CSIS gồm hầu hết là những người có máu mặt ở Hoa Thịnh Đốn, thì ở đằng sau hậu trường đã xẩy ra một việc bỉ ổi, cho thấy bộ mặt thật của những lời mà các quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam ca ngợi là Việt Nam đã có những tiến bộ nhân quyền “có thể chứng minh được”. Hơn thế nữa, việc làm đángxấu hổtại CSIS này còn cho thoáng nhìn thấy là Đảng Cộng Sản đang ngấm ngầm tung tiền ra để mua chuộc ảnh hưởng hòng thúc đẩy sách lược ngoại giao của họ ở Hoa Thịnh Đốn, trong một cuộc vận động hành lang tinh tế và có vẻ là đang có hiệu quả. Hà Nội dường như đã học được bài học rằng ở Hoa Thịnh Đốn “có tiền mua tiên cũng được”.
Nhưng khoan hẵn kể chuyện này, mà nên bắt đầu bằng (những gì xẩy ra trong) buổi phát biểu lịch sử– lần đầu xuất hiện một lãnh tụ cao cấp Đảng Cộng sản – ngày 08 tháng Bảy của NPTrọngtại trụ sở tân kỳ sáng loáng của CSIS, chỉ cách Nhà Trắng vài góc đường. Trong khi (trên sân khấu) ông Tổng Bí Thư chuẩn bị đọc diễn văn bầy tỏ sự quan tâm sâu xa của ông về việc bảo vệ nhân quyền, thì các nhân viên an ninh Việt Nam ngay trên đất Mỹ vẫn lẳng lặng phô trương lànói thế nhưng không phải thế. Nhân viên tình báo của Hà Nội hẳn là đã có hồ sơ riêng về một vị khách mời của CSIS, một Anh Chí khác, một kẻ thù của nhà nước.
Vị khách không được phép dự
Khi vị khách đó là Tiến sĩ Bình Thể Nguyễn, một bác sĩ gốc Việt có tiếng tăm (và là một công dân Mỹ) có mặt tại buổi nói chuyện của ông Tổng Bí Thư, cô đã được thông báo rằng cô không được phép vào tham dự.
Bác sĩ Bình là một vị khách được CSIS mời, và đã hoàn tất thủ tục kiểm soát an ninh tại cổng CSIS, như cô đã từng làm trước đó nhiều lần. Nhưng khi cô đi lên lầu để vào ngồi cùng thính giả thì Murray Hiebert, một nhân viên cao cấp của CSIS đã đợi sẵn. Ông Hiebert, cùng một nhân viên an ninh của CSIS, đã nhất định rằng BS Bình phải rời khỏi trụ sở này. Hiebert lúng túng giải thích rằng ông rất tiếc, nhưng các đặc vụ tình báo an ninh cộng sản một hai không chấp thuận cho BS Bình vào nghe Nguyễn Phú Trọng nói chuyện. Hiebert đầy vẻ phân bua nói với cô Bình rằng ông đã cố gắng hết sức để lý luận với các quan chức an ninh Việt Nam nhưng không có kết quả. Hiebert nói là họ không chịu thương lượng, chỉnhất định là BS Bình không được vào dự bài diễn văn của NPTrọng.
Hiebert đã chân thành xin lỗi BS Bình, nhìn nhận rằng CSIS đã sai lầm khi chịu nhượng bộ trước áp lực. Việc ngăn cản cô đã làm hỏng mất buổi họp này đối với ông, đó là lời Hiebert nói với BS Bình. Tôi (Rushford) đã nói chuyện với cô Bình hai lần, trong gần một giờ đồng hồ, duyệt qua các sự kiện một cách cẩn thận và từng chi tiết. Do đó, tôi có thể chứng minh là lời thuật lại của bác sĩ Bình giống y hệt lời mà Hiebert kể với một đồng nghiệp tại CSIS là ông Benjamin Contreras, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của CSIS.
Bác sĩ Bình nói với tôi rằng Hiebert đã lịch sự trong phong cách. Tuy thế, mọi chuyện vẫn có vẻ đe dọa vì đứng bên cạnh Hiebert là một người cảnh vệ, như để chắc chắn rằng cô sẽ rời khỏi trụ sở, lời bác sĩ Bình nói. Cô cho biết cô không mưu tìm tiếng tămtrong dư luận, và mong là sẽ được mời đến dự những sinh hoạt của CSIS trong tương lai. Cô yêu cầu đừng trích dẫn trực tiếp lời cô nói trong bài viết này.
Hiebert người gốc Canada, 66 tuổi, là một cựu nhà báo, ăn nói nhỏ nhẹ, từng viết cho Far Eastern Economic Review và Wall Street Journal. Không ai nghĩ là một người như ông lại bị lôi kéo vào một vụ nhân quyền mờ ám. Năm 1999, lúc đang là trưởng văn phòng của Review ở Kuala Lumpur, Hiebert đã bị bỏ tù vì một bài viết khuấy lên những nghi vấn đáng ngại về tính liêm chính của tòa án Malaysia. Mặc dù bài tường thuật của ông chính xác, Hiebert bị kết tội “xúc phạm” ngành tư pháp, và đã bị cầm tù một tháng ở Malaysia.
Trong chức vụ tại CSIS, Hiebert từng lên tiếng phản đối tình hình nhân quyền ở Thái Lan và Malaysia. Hiebert cho biết rằng gần đây ông đã phê thuận một số blog gửi cho CSIS do những người theo dõi Việt Nam có uy tín viết, lên tiếng chỉ trích cách trấn áp nhân quyền và việc kiềm chế truyền thông ở Việt Nam. Nhưng đồng thời, Hiebert lại có vẻ cố thận trọng tránh không làm mất lòng chính quyền Hà Nội. Chẳng hạn như bài nghiên cứu năm 2014 mà ông là đồng tác giả thì đã rất nhẹ nhàngkhi cứu xét việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam, nhưng lại không thẳng thắn lắm trong việc công bố chính phủ Việt Nam đã trả tiền cho công trình nghiên cứu này (sẽ nói thêm ở phần sau).
Câu chuyện theo lời kể của phía CSIS
Hiebert từ chối phỏng vấn, nhưng đã trả lời một vài câu hỏi (rất ít trong số các câu hỏi) gửi đến bằng văn bản, cho đến khi một phát ngôn viên của CSIS báo tin cho tôi qua e-mail là ông ta đã khuyến cáo Hiebert nên cắt đứt mọi thông tin liên lạc.
Các câu trả lời bằng văn bản của Hiebert đã không trực tiếp phủ nhận lời tường thuật của BS Bình về những gì xảy ra. Ông ta chỉ tìm cách làm giảm nhẹ sự việc, tránh đề cập đến điểm chính về nhân quyền: ông đã bị áp lực bởi các quan chức an ninh Việt Nam như thế nào khiến ông đã phải điều tống BS Bình rời khỏi trụ sở, dù biết rằng việc CSIS chịu làm theo áp lực như thế là sai lầm.
Phát ngôn viên của CSIS, ông H. Andrew Schwartz, lúc mới đầu tuyên bố rằng “câu chuyện theo lời kể của Murray Hiebert khác xa với những gì anh (Rushford) tường thuật.” Nhưng Schwartz đã không trả lời gì hơn sau khi tôi cho biết rằng lời thuật lại của BS Bình giống từng chữ những gì Hiebert đã kể cho một đồng nghiệp ở CSIS là ông Benjamin Contreras. (Schwartz trước đây là phát ngôn viên của Ủy ban Israel American Public Affairs, nổi tiếng là khó ngặt với các phóng viên tường thuật. Schwartz nguyên là nhà sản xuất tin cho Fox News.)
Dù thừa nhận rằng quả thật BS Bìnhlà một khách mời, Hiebert có vẻ muốn gạt nhẹ việc này sang một bên như là một rủi ro, sơ xuất của thủ tục hành chánh. “Không ai ngoài CSIS quyết định là ai dự sinh hoạt tại CSIS”, ông Hiebert viết. “Tên của BS Bình không có trong danh sách RSVP lúc đầu…CSIS đã nhầm lẫn đưa tên cô vào RSVP muộn, khi mà việc đăng ký đã kết thúc.” Nhưng nhẽ ra BS Bình phải được phép tham dự, ông đồng ý thế.
Kẻ thù của nhà nước
Nhìn vào các thành tích công khai sẽ thấy ngay tại sao Đảng Cộng sản lại lập hồ sơ riêng về BS Bình. Cô là trưởng khu quang tuyến X lồng ngực tại trung tâm Quân y Walter Reed, và đã từng nhận giải thưởng về những thành quả chuyên môn của mình. Là thành viên của một trong những y viện có uy tín nhất thế giới thì đâu có việc gì mà Hà Nội phải quan tâm đến cô. Nhưng đối với những hoạt động của BS Bình ở ngoài văn phòng thì Hà Nội đã phải lo ngại.
Trong thời gian riêng của cô, BS Bình đã làm việc với các tổ chức nổi tiếng như Human Rights Watch và Amnesty International, tranh đấu cho nhân quyền ở châu Á. Cô cũng đã từng làm chứng trước Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cũng như trước các ủy ban có uy tín khác. Cô cũng phục vụ trong Ban Cố Vấn Á châu của Virginia, giúp ý kiến cho thống đốc tiểu bang “về các quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Virginia và các quốc gia ở châu Á, chú ý vào các lĩnh vực thương mại và mậu dịch.”
Ngoài ra, trong ngày 1 tháng Bảy, BS Bình cũng là một trong nhiều người ủng hộ nhân quyền có uy tín khác được mời tới Nhà Trắng. Tại đây, BS Bình và các đồng hành của cô đã cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia về việc Tổng thống Obama nên xử lý vấn đề nhân quyền như thế nào khi tiếp Tổng bí thư Trọng tại Phòng Bầu dục ngày 07 tháng Bảy.
Thêm vào đó, trong khi Obama và NPTrọng đang họp ở Nhà Trắng, thì BS Bình hẳn là đã bị chụp ảnh bởi các quan chức cộng sản có mặt ở bên kia Đại lộ Pennsylvania, gần công viên Lafayette, nơi cô cùng hàng trăm người Mỹ gốc Việt khác đang phản đối một cách ôn hòa tình trạng thiếu dân chủ ở Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, không trả lời e-mail mời ông ta có muốn chung vai cùng Hiebert ngỏ lời xin lỗi BS Bình không. Chẳng cần nghĩ ngợi cũng hiểu tại sao.
Ngày 24 tháng Bảy, Đại sứ Vinh xuất hiện trong một thuyết trình đoàn tại CSIS dưới sự điều hợp của Hiebert, và đã khó chịu ra mặt khi bị một cựu tù nhân chính trị, ông Cù Huy Hà Vũ đặt câu hỏi. Ông Hà Vũ trong lời phát biểu ngắn đã chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, và lên tiếng hỏi là bao giờ Việt Nam sẽ chịu chấm dứt việc bỏ tù người dân chỉ vì họ chỉ trích Đảng. Nhà ngoại giao tức giận này đã đáp lại là Việt Nam không có tù nhân chính trị, đồng thời tránh không nhìn thẳng vào mắt ông Hà Vũ. (Bảo là Việt Nam không có tù nhân chính trị chẳng khác nào nói là không có pho mát ở Paris.)
Hà Vũ nói với tôi rằng ông không được mời đến CSIS tham dự buổi phát biểu ngày 08 tháng Bảy của Tổng Bí thư Trọng. Hiebert từ chối giải thích tại sao, nhưng có thể đoán rằng người đứng đầu Đảng Cộng sản đã nói với CSIS rằng ông ta không chịu được những câu hỏi hóc búa.
Hà Vũ không phải là một tù nhân chính trị bình thường. Ông là một trong những người ủng hộ dân chủ nổi bật nhất Việt Nam hiện nay – đặc biệt là vì ông xuất thân trong một gia đình thuộc thành phần ưu đãi của cách mạng. Cha Vũ, nhà thơ Cù Huy Cận, đã rất thân cận với Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam, và đã phục vụ trong quốc hội đầu tiên của Việt Nam. Hà Vũ là người học thức, tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Đại học Paris.
Hà Vũ trở thành kẻ thù của nhà nước khi ông bắt đầu thách thức các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản về sự thiếu sót nhận lãnh trách nhiệm về việc làm của họ. Ông thậm chí còn đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần trong năm 2009 và 2010, buộc tội NTDũng đã đồng lõa trong việc lạm dụng làm suy hại môi trường, và tội ngăn cấm công dân Việt Nam không được khiếu kiện chính quyền. Vũ bị bỏ tù sau khi bị kết tội trong một phiên toà phườngtuồng năm 2011, buộc “tội” ông là khi phỏng vấn với VOA và RFA đã chỉ trích Đảng.
Hà Vũ được ra tù năm ngoái, và đã lưu vong sang Hoa Kỳ, nơi ông tiếp tục vận động ôn hoà để thúc đẩy Đảng Cộng sản thực hiện những cải cách dân chủ. Không có tên trong danh sách được CSIS mời ngày 08 tháng Bảy đến nghe Tổng Bí thư Trọng phát biểu mối quan tâm sâu xa của ông ta về việc bảo vệ Nhân quyền, nhưng ông Vũ lại được Nhà Trắngchào đón.
Ngày 01 Tháng Bảy, Hà Vũ cùng với BS Bình và một số người ủng hộ dân chủ khác đã được mời đến thuyết trình trước Hội đồng An ninh Quốc gia, ngay trước cuộc viếng thăm của TBT Trọng. Thử tưởng tượng nhân viên tình báo Việt Nam nghĩ gì khi họ nhìn thấy các thông báo về cuộc họp này tại Nhà Trắng.
Cũng có mặt ngày hôm đó ở Nhà Trắng là hai lãnh đạo của Việt Tân ở Hoa Kỳ, Angelina Huỳnh và Hoàng Tứ Duy. Việt Tân – viết tắt của chữ Đảng Việt Nam Canh Tân – đặc biệt là đáng ngại đối với Hà Nội vì khả năng sử dụng những phương tiện thông tin xã hội của họ để nối kết với những cảm tình viên ở Việt Nam. Tổ chức này cũng được biết đến qua việc vận động dân chủ ôn hoà cho Việt Nam. Đảng Cộng sản coi Việt Tân là một tổ chức “khủng bố”. Chính phủ Việt Nam đã từng công khai thừa nhận rằng họ đã bỏ tù các nhà báo hay blogger Viêt Nam chỉ vì “tội” liên kết với nhóm này.
Một kế hoạch lobby thành hình
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng tính hợp pháp của Việt Tân thì ông Hiebert lại tránh né vấn đề này. Hỏi đi hỏi lại là ông có đồng ý với Hà Nội rằng Việt Tân là một tổ chức khủng bố hay không, Hiebert đã không trả lời. Đó cũng là lúc Andrew Schwartz, phát ngôn viên của CSIS, đã ra tay cắt đứt mọi thông tin liên lạc, tuyên bố là “Hiebert đã trả lời hết mọi câu hỏi của anh.”
Tại sao một nhà phân tích chính trị có uy tín của CSIS lại tránh né những câu hỏi trực tiếp vềthành tích nhân quyền của Việt Nam? Điều đó dấy lên nghi ngờ là có vấn đề tiền bạc.
Hà Nội đã trả $ 30,000 một tháng cho Podesta Group, một cơ quan vận động hành lang đầy uy thế và có quan hệ gần gũi với các nhân vật chính trị lớn của Hoa Kỳ. David Adams, người lãnh trách nhiệm cho Việt Nam trong Tập đoàn Podesta, nguyên là trưởng phòng lập pháp, (phụ tá ngay dưới quyền) của Hillary Clinton khi bà là ngoại trưởng đầu tiên của Tổng thống Obama.
Adams có giá đối với Hà Nội vì có kiến thức của người tay tronghòng rao bán: ông biết xu hướng suy nghĩ của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài về các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Một thí dụ điển hình là khi Adams làm việc với Clinton ở khu Foggy Bottom (vùng Hoa Thịnh Đốn), thì David Shear đang là đại sứ Mỹ ở Hà Nội. Shear bây giờ là phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng, giữ một vai trong việc hoạch định chính sách quân sự của Mỹ tại châu Á, cũng như trong việc nên đáp ứng thế nào về yêu cầu của Việt Nam đòi mua các vũ khí sát thương của Mỹ mà Hà Nội đang muốn có để chống lại sự đe dọa của TrungCộng ở Biển Đông. Shear khi còn là đại sứ Hoa Kỳ vẫn thường cam đoan với cử toạ người Mỹ gốc Việt rằng trước khi Việt Nam được phép tham gia TPP, Hà Nội phải có những “tiến bộ có thể chứng minh” về nhân quyền. Ông không bao giờ giải thích thế nào là “tiến bộ có thể chứng minh”.
Podesta Group và Đại sứ Vinh từ chối bình luận về sách lược ngoại giao của Việt Nam mà họ đang thúc đẩy. Chẳng khó công gì cũng có thể tìm ra ba ưu tiên hàng đầu: Hà Nội muốn Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Hà Nội muốn thuyết phục Obama và Quốc hội Mỹ là Việt Nam đã thực hiện đủ các “tiến bộ có thể chứng minh” về nhân quyền để được tham gia vào TPP. Và họ đang cố gắng vận động để Obama đến thăm Việt Nam, hy vọng vào cuối năm 2015. (TPP – Trans Pacific Partnership – là liên hiệp thương mại còn đang trong vòng thương lượng giữa một số quốc gia trên thềm Thái Bình Dương: New Zealand, Singapore, Chile, Brunei, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Mễ Tây Cơ, Peru, Mỹ, và có thể thêm Việt Nam và Mã Lai.)
Có phải là chuyện tình cờ không khi mà nghị sách của Hà Nội một cách đại cương lại được CSIS chia sẻ? Trang web của Podesta Group khoe là có thể giúp các thân chủ đang gặp nhiều dư luận khen chêlàmthế nào để gia tăng uy tín của họ. “Chúng tôi tìm đồng minh từ các think tanks thiên tả lẫn thiên hữu…làmminh xác giá trị các thông điệp của họ, đồng thời rền vang điều này lập đi lập lại nhiều lần hòng tạo ra sự ủng hộ”, Podesta quảng cáo như thế. Điều này xem thế lại không có gì là bất thường trong bối cảnh vận động hành lang hiện nay ở Washington.
Hiebert khẳng định rằng ông không hề biết tổ chức Podesta đã vận động cho chính phủ Việt Nam. Nhưng Hiebert biết đủ để mời một người của Podesta đến nghe NPTrọng nói ngày 8 tháng Bảy; người ấy là ai thì ông nói rằng CSIS không tiết lộ danh sách khách mời của mình.
Tiếng nói của đồng tiền (ẩn danh)
CSIS cũng không minh bạch lắm về các nguồn tài chính mà họ nhận được. CSIS là một trong hơn 150 think tank trên thế giới được đánh giá về sự sẵn lòng hay không sẵn lòng tiết lộ nhận tiền từ đâu, bởi tổ chức phi lợi nhuận danh tiếng là Transpacific (nguyên văn viết sai lỗi đánh máy, viết đúng là Transparify, gộp hai chữ transparence và verify). Tổ chức Transparify rất uy tín, có trụ sở tại Tibilisi, Cộng hòa Georgia (viết đúng là Tbilisi), là một phần của Open Society Foundations do George Soros thành lập. (George Soros là một tỷ phú Mỹ gốc Hungary, một mạnh thường quân của lý tưởng dân chủ và nhân quyền. Tổ chức Open Society Foundation của ông cổ võ cho sự phải chịu trách nhiệm trước dân chúng của hơn 100 chính quyền trên thế giới.)Trong năm 2014, Transparify đã cho CSIS điểm xấu, chỉ có Một Sao mờ đục, sát đáy của thang điểm mà Năm Sao là minh bạch. Năm nay CSIS được Transparify đánh giá Ba Sao – không đến nỗi mờ ám mà cũng không trong sáng, nhưng ít nhất là đã di chuyển đúng hướng.
Trang web của CSIS hiện liệt kê danh sách các nhà tài trợ và ước khoảng con số trợ cấp. Nó tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam đã tặng CSIS trong khoảng từ $ 50,000 đến $ 500,000 trong năm 2014. Tuy nhiên, trang web không tiết lộ tiền đó dành cho việc gì.
Hiebert là đồng tác giả một bản nghiên cứu chính yếu của CSIS năm 2014 về quan hệ Mỹ-Việt dưới tựa đề: “Một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Việt – A New Era in U.S.-Vietnam Relations.” Ai là người trả tiền cho nghiên cứu này?
Đọc lời cảm tạ của họ thì không thể đoan chắc là ai: “Chúng tôi xin ghi nhận sự ân cần và rộng rãi trong việc hỗ trợ và tư vấn từ Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Washington, DC, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.” Nói như vậy thì phải hiểu chính xác là ai đã trả tiền?
Hiebert – sau khi được hỏi hai lần – đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho việc nghiên cứu. Ông xác nhận là không có tài trợ của chính phủ Mỹ trongcông trình này.
Phát ngôn viên CSIS Andrew Schwartz khẳng định là có “ác ý” nếu nói rằng những ai đọc lời thừa nhận đó đều không nhìn thấy “rõ ràng” là Việt Nam đã trả tiền cho “A New Era…” “Nếu bạn quyết định hạ bút rằng CSIS không thừa nhận sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam thì bạn đã sai lầm”, Schwartz tuyên bố. CSIS luôn luôn tiết lộ các nguồn tài trợ cho các nghiên cứu của mình, nhà phân tích thông tin này nói thêm.
“Hầu như luôn luôn” thì có lẽ đúng hơn. Thí dụ như nghiên cứu gần đây của CSIS chú trọng vào nhân quyền tại các nước như Nga, Venezuela và Ethiopia thì đã thẳng thắn tiết lộ là tiền đến từ đâu: “Báo cáo này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ hào phóng của Oak Foundation”. Hay một nghiên cứu khác của CSIS về quan hệ Mỹ-Nhật thì cũng nói rõ ràng rằng tiền đến từ Quỹ Hòa bình Sasakawa của Nhật Bản. So với lời cảm tạdễ làmlạc hướngtrong nghiên cứu “A New Era…” của Hiebert thì sự tương phản quá rõ ràng.
Trong nghiên cứu đó Hiebert chỉ trích những người tiên phong thúc đẩy nhân quyền trong Quốc hội Mỹ là một nhóm danh xưng đáng xấu hổ và bất lực. Ông còn chỉ trích nhiều người Mỹ gốc Việt đang hô hào cho dân chủ là xa rời với thực trạng ngày nay của Việt Nam.
Nhưng khi nói đến thành tích nhân quyền của Việt Nam thì Hiebert như cố tình nương tay. Không một lời đề cập đến việc Việt Nam không tuân theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà họ đã ký kết. Không một lời đề cập đến các điều khoản trong bộ luật hình sự của Việt Nam quy định rằng thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp, hay chỉ trích Đảng đều là phạm tội. Thay vì như vậy, bản nghiên cứu chỉ đơn giản thừa nhận một điều ai cũng biết: nhân quyền là chuyện khó giải quyết nhất giữa hai chính phủ Mỹ và Việt. Và thay vì đề nghị Việt Nam nên nâng mức độ khả tín của mình bằng cách đổi mới bộ hình luật đầy tấn công áp bức, Hiebert chỉ đơn thuần đề nghị có thêm các cuộc họp giữa chính phủ Mỹ và Bộ Công an Việt Nam.
Hiebert quyết liệt phủ nhận rằng ông dịu giọng chỉ vì nể mặt người trả tiền.
Trong khi ấy, chương trình vận động của Hà Nội có vẻ đang có hiệu quả. Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ đang nghiêng về hướng cho phép Việt Nam mua các vũ khí sát thương mà họđang muốn. Các cuộc thương thảo TPP chẳng mấy đề cập đến chuyện (muốn gia nhập TPP thì) trước hết Việt Nam phải thực hiện những “tiến bộ có thể chứng minh được” về những vấn đề nòng cốt của nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, hội họp, tôn giáo, và về việc các điều khoản của bộ hình luật Việt Nam đang cười ngạo bản công ước quốc tế về các quyền căn bản mà Hà Nội đã ký kết. (Chi tiết của hiệp thương TPP cònđang được soạn thảo trong vòng bảo mật.)
Tổng thống Obama nói ông muốn nhận lời mời đến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Trọng, mặc dù ông chưa định rõ ngày giờ chắc chắn. Hiebert cho biết qua những trao đổi e-mail giữa chúng tôi là ông đã đề nghị Obama khi bay qua Việt Nam nên nói mạnh về nhân quyền.
Ai hoài nghi chắc cũng phải nhận ra là Phụ tá Ngoại trưởng Tom Malinowski, Ngoại trưởng John Kerry, và nhiều quan chức khác nữa của Hoa Kỳ, đã nói mạnh như vậy rất nhiều lần, trong rất nhiều năm, nhưng hầu như chẳng nên kết quả gì.
Greg Rushford, The Rushford Report, August 4, 2015
Người Dịch: Huỳnh Thục Vy và Hà Ngọc Huy