Menu Close

Chống rung – khác nhau giữa ống kính và cảm quang (kỳ 167)

Có lẽ trong phạm vi nhiếp ảnh, bạn đã từng nghe tới kỹ thuật ‘chống rung’. Đây không phải nói về cách bạn “chống rung” (run) khi bạn đi ngoài lạnh, mà ám chỉ về một hệ thống trong dàn máy ảnh (gồm cả ống kính) để ngăn giảm độ rung của máy và làm ảnh bớt bị nhòa.

Lịch sử của sự chống rung trên ống kính và trên cảm quang (sensor)

Chúng ta ai cũng biết rằng Nikon và Canon là hai công ty chế tạo dụng cụ nhiếp ảnh lớn nhất và phổ thông nhất trên thế giới. Sở dĩ cả hai Nikon và Canon đều dùng hệ thống chống rung trên ống kính ngày nay là vì sự thật rằng phối hợp hệ thống chống rung vào máy chụp phim thời xưa rất đắt tiền. Khi Canon và Nikon bắt đầu giới thiệu hệ thống chống rung (Canon cho ra ống kính IS đầu tiên vào năm 1995, trong khi ống kính VR đầu tiên của Nikon xuất hiện vào năm 2000), số nhiếp ảnh gia  dùng máy ảnh kỹ thuật số thì quá ít – đa số vẫn còn dùng máy chụp phim. Điều này có thể liên quan tới chi phí, vì những máy ảnh số đầu tiên mang giá cao đến $30 ngàn. Hơn nữa, nhiều nhiếp ảnh gia còn dè dặt về chuyện chuyển đổi qua máy ảnh số sau nhiều năm chụp phim. Do đó, trong khi rõ ràng hệ thống chống rung đang được mọi người mong chờ, đặc biệt với các tay chụp thể thao và thú hoang dã, cách duy nhất mà không phải thêm vào số tiền đầu tư khổng lồ là kết hợp chống rung vào ống kính thay vì các thân máy. Khi máy ảnh số tăng thêm chức năng và giảm giá, các tay máy chuyên nghiệp  bắt đầu chuyển qua digital. Konica Minolta (về sau bị mua lại bởi Sony) là hãng đầu tiên cho ra hệ thống chống rung trong máy ảnh Minolta DiMAGE A1 và những hãng khác cũng liền nối đuôi theo. Ưu điểm của sự chống rung trong cảm quang (của máy ảnh) là có thể dùng chung với bất cứ ống kính nào, ngay cả những ống kính chụp phim cũ xưa. Nikon và Canon rõ ràng dẫn đầu trong kỹ thuật chống rung trong thời đó, cho nên những xưởng sản xuất khác sẽ phải tốn kém rất nhiều để nâng cấp hàng ngũ ống kính của họ để lên ngang hàng với Nikon/Canon. Bằng cách phối hợp hệ thống chống rung vào thân máy, những hãng như Konica Minolta ít nhất có thể cạnh tranh với hai  tay “đại gia”  là  Nikon/Canon đang chiếm lĩnh thị trường ống kính. Trong khi chống rung trong máy nghe có vẻ có lý, nó cũng có những yếu điểm chủ yếu. Hệ thống chống rung trong máy có vẻ không làm việc tốt với những ống kính tele dài, vì độ di chuyển của cảm quang cần thiết để trừ hao cho những xê xích lớn của ống kính có tiêu cự dài. Trong khi đó, Nikon và Canon tiếp tục cập nhật ống kính của họ với hệ thống chống rung, làm giàu với đời ống kính mới.

chong rung2

Nikon gọi ống kính chống rung của họ là VR. Nguồn: internet.

IS, VR, OS là gì?

Bạn có thể đã từng nghe qua những chữ viết tắt về nút chỉ chống rung này trước đây và từng ngẫm nghĩ nếu có gì khác nhau với chúng. Trong khi cách đặt tên thì khác, tất cả đều có ý nghĩa như nhau. Canon dùng cụm từ “Image Stabilization” (IS) cho ống kính của họ, Nikon thì dùng “Vibration Reduction” (VR) và những công ty khác như Sigma dùng chữ “Optical Stabilization” (OS). Tại sao họ không dùng cùng một thuật ngữ? Lý do chính là vì để giữ thương hiệu riêng, để phân biệt giữa từng hãng và những “địch thủ” của họ.

chong rung1

Canon gọi ống kính chống rung của họ là IS. Nguồn: internet.

Tóm tắt về sự khác biệt giữa chống rung trong ống kính và trong cảm quang

Sau khi so sánh những cái hay và dở của mỗi loại chống rung, chúng ta thấy rõ rằng một bên không thể nào hoàn toàn thay thế bên kia. Đối với tôi khi đi hành nghề với những ống kính “bazooka” kếch sù, hệ thống chống rung trong cảm quang (máy) trở nên gần như vô dụng. Dù cho sự khác biệt không cách xa như vậy, những ống nhắm điện tử (của Sony và những hãng kia) chưa đủ hữu hiệu cho những hoạt động nhanh như thể thao, airshow, và wildlife. Nếu các công ty sản xuất máy ảnh kia không đổi mới và tìm cách rút ngắn sự cách biệt, Nikon/Canon sẽ tiếp tục chễm chệ trên ngai vàng của họ trong thị trường nhiếp ảnh.

chong rung

Phân biệt giữa hệ thống chống rung trong ống kính và trong cảm quang.

AN