Menu Close

Xe của nước nào chở Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội?

Lãnh đạo Trung Quốc hay dùng xe của chính họ sản xuất mang nhãn hiệu là Hồng Kỳ (hình dưới). Tuy nhiên theo nguồn Zing.news.vn thì chiếc xe limousine sang trọng xuất hiện tại sân bay Nội Bài trưa 5/11 để đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam là một trong hai chiếc Mercedes-Benz S600 Pullman Guard Limousine được Bộ Ngoại giao Việt Nam nhập về hồi Tháng 5.

xe tapcanbinh 01

Xe Hồng Kỳ của Trung quốc chuyên chở Tập Cận BìnhNGUỒN BBC

Những nước CS Á châu là hay để ý từng chi tiết để “ra tín hiệu” cho nhau, nên có ý kiến trên facebook cho rằng VN đã cố tình cho biển số 79 để ngầm ý nhắc về năm 1979, VN bị TQ dạy cho “bài học nhớ đời”. Cũng là một ý tưởng “thâm sâu”?

xe tapcanbinh 01

Chiếc xe mang biển số 79

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm Cam Ranh

Trong khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đến Việt Nam tạo nên những cuộc biểu tình phản ứng bất lợi cho họ Tập thì sáng ngày 5 tháng 11, 2015 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani sang Việt Nam và thăm cảng Cam Ranh sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Kuala Lumpur, Malaysia.

xe tapcanbinh 01

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bắt tay một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 5/11. ẢNH: HẢI AN

Chuyến thăm lần này là việc hai nước sẽ bàn về việc Nhật lần đầu tiên đưa tàu chiến vào quân cảng Cam Ranh từ năm 2016 cho các hoạt động “tiếp nhiên liệu và lương thực”. Ðây là một nước cờ mới của CSVN nhằm tạo đối trọng với Trung Cộng.

Một điều tưởng cũng nên nhắc lại là liên minh hai nước Mỹ-Nhật đã nhất quyết không chấp nhận những hòn đảo nhân tạo của Trung quốc trên dãy đảo Trường Sa đã chiếm được của Việt Nam từ thập niên 1980.

Biểu tình ở Đài Loan phản đối Tập gặp Mã

Tuy không liên quan đến Việt Nam nhưng xin đưa một hình ảnh trái ngược với Việt Nam nhân dịp Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ðài Loan là Mã Anh Cửu tại Singapore sau chuyến thăm Việt Nam là dân Ðài Loan đã biểu tình phản đối (ảnh dưới). Dù cùng nguồn gốc là người Hoa nhưng người dân cư ngụ tại Ðài Loan đã sống trong nền dân chủ lâu năm do đó họ không thích chủ nghĩa Cộng sản độc tài tại lục địa.

Chỉ khác người dân Ðài Loan đã không bị công an đàn áp và đánh vỡ đầu như ở Việt Nam.

xe tapcanbinh 01

Cách của khách Tây đề phòng nạn rạch túi

Qua nhiều thông tin trên báo và Facebook, nay khách du lịch ngoại quốc sang thăm VN tự bảo vệ hành lý của mình bằng cách cuốn hành lý của mình bằng lớp “plastic wrap”.

xe tapcanbinh 01

Khách ngoại quốc ràng hành trang bằng nhiều lớp “plastic wrap” chống tệ nạn moi móc của nhân viên phi trường.

Sân bay Việt Nam là nỗi ám ảnh cho du khách quốc nội lẫn quốc ngoại. Các nhân viên sân bay ở VN nổi tiếng “ăn cắp, ăn chặn, ăn hối lộ có giấy phép và có tổ chức”. Khi bị khách hàng lên tiếng phản hồi thì đủ lý do bào chữa. Ông bộ trưởng Giao thông Việt Nam Ðinh La Thăng có (vờ vịt) lên tiếng, nhưng rồi đâu cũng vào đấy, có người cho rằng, các quan chức VN không mạnh miệng hay dùng biện pháp thích hợp vì chưa chắc bản thân họ đã “sạch sẽ”.Ash

Carter thăm Hàng Không Mẫu Hạm

Ngày 5/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có chuyến thăm kéo dài 3 giờ trên Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) hạt nhân USS Theodore Roosevelt gần khu vực đảo nhân tạo trái phép do Trung cộng xây dựng khoảng 150 – 200 hải lý về phía nam và cách Malaysia 70 hải lý về phía bắc. Ði cùng ông Carter có Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein.

Trong chuyến thăm này, ông Carter và Hussein nghe sĩ quan Hải quân Mỹ báo cáo về hoạt động của các chiến đấu cơ và HKMH trong thời gian gần đây. Theo người đứng đầu Ngũ Giác Ðài, USS Theodore Roosevelt là dấu hiệu cho thấy vai trò then chốt của sức mạnh quân đội Mỹ tại khu vực quan trọng với tương lai nước Mỹ.

xe tapcanbinh 01

Hàng Không Mẫu Hạm hạt nhân USS Theodore Roosevelt

Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh “chém gió”: “Trung cộng phản đối bất kỳ hành động dẫn đến quân sự hóa Biển Ðông, đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của quốc gia khác”.

xe tapcanbinh 01

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Ash Carter phát biểu với sĩ quan tàu USS trong chuyến viếng thăm Hàng Không Mẫu Hạm này vào ngày 5 -11- 2015. ẢNH AIR FORCE SENIOR MASTER SGT. ADRIAN CADIZ

13 người đi du học, 12 không về

Sáng ngày 2 tháng 11, tại phiên họp Quốc hội Việt Nam, Ðại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, TP.HCM đã đặt câu hỏi “Vì sao 13 cháu đi du học mà 12 cháu lại không chịu về nước?” trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội 2015 và kế hoạch năm 2016. Theo ông Hòa, chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi “đường lên đỉnh Olympia” đi du học, 12 cháu ở lại nước ngoài làm việc chỉ là một ví dụ minh họa cho tình trạng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam hiện nay.

Ðể trả lời câu hỏi đó, ông Hòa đã đưa ra một nhận xét: “…bản thân các cháu rất mong muốn về làm việc trong nước nhưng rất tiếc chúng ta đã lãng phí nguồn lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác”

Nhiều người cho rằng việc “không về nước” của các du học sinh Việt Nam là nguyên nhân ai cũng có thể hiểu được.

 xe tapcanbinh 01

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa phát biểu trước diễn đàn