Mua xong bảo hiểm xe, bạn thường an tâm tưởng là mọi chuyện đều được hãng bảo hiểm lo cho an toàn. Nhưng có những trường hợp bạn cần chú ý.
Bảo hiểm xe thường chi trả tiền bồi thường khi xe gây tai nạn, bị đập phá, hoặc do thời tiết. Nhưng dù chương trình bảo hiểm có tốt đến đâu cũng không thể “cover” cho mọi tình huống. Những “lỗ hổng” trong chương trình bảo hiểm có thể làm bạn phải hao tài. Sau đây là một số “lỗ hổng” và cách thức đề phòng:
1. Vật dụng cá nhân trong xe
Comprehensive auto insurance (bảo hiểm toàn diện) bồi thường thiệt hại cho bạn trong trường hợp xe bị mất cắp hoặc phá hoại, nhưng những vật dụng trong xe thì không. Giả sử xe bạn bị kẻ gian đập bể kiếng để ăn cắp đồ trong xe, thì công ty bảo hiểm chỉ trả tiền cho bạn sửa kiếng xe bị đập bể (trừ đi tiền deductible), nhưng không bồi thường những đồ vật bạn để trong xe. Cách tốt nhất là khóa xe cẩn thận, cất giữ những đồ có giá trị (như máy GPS) vào trong cốp xe, tránh đừng để lộ ra cho kẻ gian thấy.
Cách đề phòng: Bảo hiểm cho chủ nhà hoặc người thuê (homeowners or renters insurance) sẽ bồi thường đồ trong xe bị mất cắp, nhưng phải trình báo cho cảnh sát. Nếu giá trị đồ mất thấp hơn tiền deductible, bạn không được gì.
2. Người không có trong hợp đồng bảo hiểm
Bảo hiểm xe nói chung sẽ “cover” bạn và những người khác không ở chung nhà nhưng thỉnh thoảng được bạn cho phép dùng chiếc xe. Còn người ở chung nhà, muốn được “cover”, phải có tên trong hợp đồng bảo hiểm.
Cách đề phòng: Hỏi nhân viên bảo hiểm xem ai được “cover” khi bạn lái xe. Nên liệt kê mọi người trong gia đình có bằng lái xe vào hợp đồng bảo hiểm.
3. Tiền nợ xe, nếu xe bạn bị hư hoàn toàn
Có collision và comprehensive insurance (bảo hiểm đụng xe và toàn diện), không có nghĩa là bạn có thể phủi tay nếu xe bị hư hoàn toàn mà bạn chưa trả hết nợ xe. Trong trường hợp này, hãng bảo hiểm xe trả cho bạn món tiền bằng với giá xe ngoài thị trường, trừ tiền deductible. Vì xe bị mất giá theo thời gian, món tiền chi trả này có thể ít hơn tiền bạn còn đang nợ mua xe đó. Điều này thường xảy ra nếu bạn chỉ đặt món tiền down mua xe ít và chỉ mới trả được tiền vay khoảng ba năm hoặc ít hơn.
Cách đề phòng: Nên mua thêm “gap insurance”, sẽ được chi trả phần khác biệt giữa tấm check hãng bảo hiểm bồi thường và phần nợ xe bạn còn thiếu.
Khi bạn không mua mà chỉ thuê xe, có thể bạn phải có loại bảo hiểm này. Dealer xe đóng bảo hiểm này cho bạn, nhưng chi phí được thêm vào phần tiền thuê xe phải trả hàng tháng.
4. Đồ phụ tùng và trang bị
Nếu xe bạn bị hư hại hoặc kẻ trộm lấy mất, hãng bảo hiểm không bồi hoàn cho những đồ phụ tùng hoặc đồ trang bị bạn thêm vào chiếc xe, chẳng hạn:
– Trang bị kỹ thuật như dàn máy stereo, TV, máy chơi DVD, hệ thống liên lạc.
– Bọc nệm ghế ngồi.
– Trang bị làm đẹp cho xe, như lắp đặt rims, grilles, đuôi xe (spoiler).
– Trang bị tăng tốc cho xe, như hệ thống thoát hơi mạnh.
– Trang bị giúp người khuyết tật, như bộ phận nâng xe lăn, hoặc những biến cải trong xe để giúp người tài xế hoặc hành khách tàn tật.
Cách đề phòng: Nhiều hãng bảo hiểm có hợp đồng chi trả cho những trang thiết bị nói trên.
5. Dùng giao pizza hoặc các dịch vụ thương mãi khác
Bảo hiểm xe cá nhân chỉ “cover” cho bạn dùng xe để di chuyển, chứ không dùng cho mục đích thương mãi. Giao hàng hóa, chở người để lấy tiền, chẳng hạn như dùng làm taxi trong thương vụ Uber, không nằm trong hợp đồng bảo hiểm thông thường.
Có nghĩa là hãng bảo hiểm có thể từ chối không chi trả những thiệt hại bạn gây ra khi dùng xe để làm business. Tệ hơn, họ có thể hủy bỏ cả hợp đồng dù bạn chỉ dùng xe bán thời gian cho các thương vụ.
Cách đề phòng: Nếu bạn dùng xe cho công việc liên quan đến sở làm, hãy liên lạc với chủ xem chính sách bảo hiểm của hãng ra sao. Trong trường hợp bảo hiểm của hãng không cover cho xe bạn, hoặc bạn tự làm chủ công việc, thì nên hỏi hãng bảo hiểm để mua phần bảo hiểm cho xe dùng trong thương mãi.
HV