Menu Close

Xin còn gọi tên nhau

Tiếng hát ru em còn nuối trên môi 

Lời nào gian dối cũng xin qua rồi 

Ðể lỡ ngày sau khi ta cần nhau 

Còn nuôi chút êm vui ngày đầu 

Cho mình mãi gọi thầm tên nhau…

Trong tình yêu, không gì đẹp hơn khi chia tay nhau rồi mà trong lòng vẫn còn sự tôn trọng, quý mến lẫn nhau. Ðể một giây phút nào đấy trong cuộc đời, bỗng thèm muốn thầm gọi tên người kia. Giây phút ấy có thể khi tình cờ thấy một đôi tình nhân đang lãng mạn bên nhau, có thể là lúc chợt thấy ai đấy trông giống người yêu cũ… Trong hôn nhân, ngược lại, chuyện tôn trọng và quý mến nhau sau khi đường ai nấy đi rất hiếm. Thường chỉ muốn kêu tên hoặc có khi cả (dòng) họ người kia ra nếu ai đấy… lỡ hỏi. Dĩ nhiên, “chỉ muốn” thôi chứ không phải ai cũng hành xử như thế vì sợ mang tiếng mình là người nhỏ mọn, thù dai! Có lẽ, gọi tên chính mình ra là hay nhất. Với điều kiện tên của mình giống như của một người đàn ông bên Úc.

Phuc Dat Bich 01

Người này ở Úc nhưng gốc là Việt Nam. Không những cha mẹ mà chính anh cũng muốn nhớ mãi cội nguồn của mình. Anh được cha mẹ đặt một cái tên rất đẹp, rất Việt Nam: Bích Ðạt Phúc! Không rõ Việt Nam mình có bao nhiêu người họ Bích; một cái họ hiếm thấy nếu không nói (đối với nhiều người Việt) là chưa từng thấy. So với các họ phổ biến như Nguyễn, Trần, Lê, Phạm… thì họ Bích nghe hay hơn nhiều. Có lẽ vì thế nhiều người Việt lấy tên hoặc chữ lót là Bích. Còn tên và chữ lót của anh thì rõ ràng rất nhiều người Việt thích đặt tên cho con. Công nhận họ và tên của Bích Ðạt Phúc vừa đẹp vừa hay, vừa rất ý nghĩa! Nếu không nói là đa nghĩa. Khi phát âm, tiếng Việt nghĩa khác mà tiếng… Anh nghĩa khác, nhất là khi đọc Phúc Ðạt Bích bằng giọng Ăng-lê!

Chính vì “đa nghĩa” mà anh từng bị gặp rắc rồi nhiều lần với tài khoản của mình trên Facebook. Người ta cứ tưởng anh lấy tên giả nên cứ khóa tài khoản của anh hoài. Mãi đến khi anh trưng bằng chứng là sổ hộ chiếu của mình thì họ mới để yên. Kể từ đấy, anh được nổi tiếng. Có gần 40 ngàn người theo dõi trang Facebook của anh. Một người Việt bình thường, không làm gì nổi bật, có chừng vài ngàn người quan tâm đến trang của mình là cùng. Anh Phuc Dat Bich, viết theo tiếng Anh, được nhiều người hâm mộ như thế là nhờ tinh thần dân tộc, yêu thương cội nguồn của mình. Vô số người Việt sống ở nước ngoài đều đổi tên cho giống với của người bản xứ. Họ đổi tên cho tiện vì công việc sinh sống, sinh hoạt hằng ngày. Theo tinh thần thực dụng ấy, có lẽ những ai cảm thấy (sắp) có vấn đề gì đấy trong hôn nhân thì nên đổi tên (và họ) cho giống với tên của anh. Tiện lợi vô cùng! Khi cần, cứ kêu tên mình ra. Khỏi ai nói chi…

Phuc Dat Bich 01

Ðấy là cho mấy ông chồng, còn các bà vợ cũng có thể đổi tên mình nếu bất bình với chồng điều gì. Chẳng hạn, họ có thể lấy tên (họ) của ông (Hamid) Karzai, đương kim tổng thống bên A Phú Hãn. Hoặc lấy tên ông (Willis) Carto, là một nhà hoạt động chính trị và xã hội gạo cội của Mỹ. Chồng mà nghe thế, nhẹ thì cao huyết áp, nặng thì có khi tai biến mạch máu não! Khỏi cần chia tay, ly dị.

Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về 

Bàn tay nào đưa em trong lần vui 

Bằng những tiếng chim non thì thầm 

Cho ngày tháng ưu phiền em quên… 

HNH – Facebook.com/chuyenkhongdau