Menu Close

Cái điện thoại (Kỳ 2)

(tiếp theo)

Cái điện thoại (cell phone) ngày nay đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người – nhất là các bà các cô. Nhiều người nói điện thoại suốt ngày, bình dân gọi là luộc điện thoại, nấu cháo điện thoại. Tất nhiên là nó đem lại cho người ta nhiều niềm vui và cũng không ít những cái trục trặc, bực mình.

Sau đây, tác giả Etiquette Grrls sẽ chỉ cho chúng ta cách xử trí để tránh những phiền toái do việc gọi điện thoại gây ra.

– Làm gì khi gọi nhầm số? Nếu vô tình bạn gọi lộn số và nhận ra ngay khi đầu dây bên kia  lên tiếng trả lời, thì điều tốt nhất là hãy xin lỗi người ta thay vì tự động gác máy. Dù có chút nghi ngờ sao đó (quái mình vẫn gọi cho con nhỏ đó ở số này mà sao lần này lại không được?), bạn cũng đừng nên tỏ ra bực tức. Nếu bạn gọi nhầm số thì đâu phải là lỗi của người vừa trả lời bạn, tôi cam đoan người đó nói đúng. Đừng nên cứ số đó gọi lại nhiều lần khiến người ta phát khùng vì những cú điện thoại của bạn. Họ có Caller ID ghi lại số của bạn đấy, hãy coi chừng người ta gọi lại mắng!

cai dien thoai3

Bảo Huân

– Khi nào thì không nên gọi? Có sự khác biệt giữa việc gọi cho bạn mình ở Đại Học Xá hoặc ở một căn apartment của những người trẻ và gọi cho một nhỏ bạn ở chung nhà với bố mẹ. Ở trường hợp sau thì phải tránh gọi vào giờ ăn tối hoặc lúc đã quá trễ (sau 10:00 giờ đêm chẳng hạn). Cũng thế, ngay cả khi bạn gọi cho một chị bạn trẻ sống một mình thì cũng phải tôn trọng thời khắc biểu của chị ấy. Nếu người ta phải thức dậy lúc 5 giờ sáng và phải trải qua gần 2 tiếng đồng hồ ngồi trên xe tới sở, thì bạn đừng gọi cho người ấy lúc quá khuya hay mới bảnh mắt chỉ để chat chơi. Không ai muốn bị quấy rầy như thế cho dù người ấy có yêu bạn tới đâu. Và bạn cũng đừng gọi cho bạn của mình vào giờ cô ấy đi lễ chùa hay nhà thờ mỗi sáng Chủ Nhật.

cai dien thoai2

Bảo Huân

(còn tiếp)

MH – theo Things You Need to Be Told