Menu Close

Tại sao bạn nhìn “mập” hơn trong ảnh? (kỳ 181)

Cứ mỗi lần bạn “không thích” khi nhìn thấy mình trong ảnh hoặc trong video, gần như luôn có một người gắng xoa dịu bạn bằng cách nói rằng “máy ảnh làm bạn mập thêm 10 pounds.”

Đôi khi đây chỉ là cái cớ để che lấp vì điều này là “có thật” và máy ảnh thật sự làm chúng ta “phì lũ” hơn.

Vấn đề đèn Flash

Ánh sáng gắt của đèn chiếu thẳng vào một người – như từ bóng đèn flash tí hon trên máy ảnh hoặc điện thoại của bạn – làm bằng phẳng những đặc điểm trên mặt của chủ thể bằng cách loại trừ những vùng tối (bóng). Những tấm ảnh “một hai ba!” của bạn ở những buổi tiệc sinh nhật, hoặc những buổi gặp gỡ với bạn bè, nhìn “quá tệ” một phần cũng vì đèn flash trên máy ảnh của “ông phó nhòm kia” làm cho bạn thấy “xẹp xuống” và “mập ra”.

Ống kính làm méo mó

Thường máy ảnh làm bạn “lên mười bao” bởi vì cấu trúc của ống kính. Mỗi ống kính đều có một mức độ “méo mó” khác nhau. Như mọi người đều biết, ống kính của máy ảnh có hình gì? TRÒN. Vậy một chủ thể bạn thấy với mắt của bạn, trong ảnh sẽ tự động thấy như bóp méo bởi hình dạng thùng rượu. Vâng, thật sự nó làm thân hình đẹp hoàn hảo của bạn nhìn giống một cái thùng tô-nô. Hãy xem ảnh minh họa sau đây.

nhin map hon trong anh1

Phần trên của hình được gọi là Pincushion Distortion. Pincushion Distortion là một ảnh hưởng quang học của ống kính gây cho ảnh của bạn nhìn thấy như giữa mặt của bạn teo lại, nhưng ngược lại, trán của bạn nhìn thấy vồ lên, và lỗ tai của bạn dài ra như “lỗ tai lừa”. Bạn có thể hình dung loại “ép phê” này như một đầu kim (hoặc đầu ngón tay) đâm nhẹ vào trên gối: vải gối xung quanh ngón tay bị đẩy xuống theo ngón tay khi càng tăng áp lực.

Một cách khác để hình dung pincushion distortion là nhìn vào một ô vuông chia ra bởi những đường ngang và dọc có khoảng cách bằng nhau. [Xem hình #3] Khi có áp lực đẩy vào tâm điểm của ô vuông, những đường thẳng ngoài bìa như bị bẻ cong lại, như bị “hút” vào một “lỗ đen vô hình” ở ngay giữa. Nếu bạn chụp một tòa building cao có những cạnh thẳng hai bên với một ống kính tele từ thật xa, pincushion distortion của ống kính sẽ gây ra ảnh hưởng này.

Phần dưới của ảnh minh họa có ảnh hưởng trái ngược hẳn – Barrel Distortion. Đây là một ảnh hưởng có lẽ bạn đã từng thấy nhiều lần trong ảnh hoặc video. Một tấm ảnh selfie khi chụp quá gần sẽ làm cho mặt của tác giả nhìn giống… trái banh. Đó cũng là lý do tại sao, khi một ống kính cực rộng (ultra wide-angle) được dùng để chụp toàn thể nhóm bạn (hoặc gia đình) đông người, thì những người đứng ở hai bên mé rìa tấm ảnh sẽ thấy mập ghê gớm và như bị bóp méo một cách… kinh dị.

nhin map hon trong anh

Một vài ống kính chuyên môn, như ống kính “mắt cá”, lợi dụng ảnh hưởng của barrel distortion bằng cách chụp những ảnh có những đường cong đầy dụng ý. Đó là một ép-phê ngộ nghĩnh (theo phong cách nghệ thuật) cho một mục đích đúng.

Nhưng, đa số người ta không luôn có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bên cạnh để chụp ảnh cho mình (hoặc chịu trả tiền để họ chụp). Thường  thì  “người bên cạnh” đó là một người chồng, người bạn, người chị em, một người chạy bàn (trong nhà hàng), v.v… Một người a-ma-tơ về kinh nghiệm chụp “snap shot” (hình ăn liền) mà không nhìn kỹ (trước khi bấm) bạn nhìn như thế nào trong ống kính của máy. Và tại sao họ phải care? Họ cũng không phải là người nhìn những tấm hình đó cả ngày (để lựa chọn) như một tay chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn đừng nên để hình của mình lệ thuộc vào tay họ (trừ phi không có điều kiện).

Không phải vì ống kính

Thật mâu thuẫn với những điều nói trên, đúng không các bạn? Hãy đọc thêm rồi bạn sẽ hiểu.

Một loạt hình minh họa được chụp bằng những ống kính có tiêu cự khác nhau, từ những khoảng cách khác nhau, để khuôn mặt chủ thể có kích thước trong ảnh như nhau. Tuy nhiên, những kích cỡ tương đối và vị trí của những đặc điểm khác nhau trên mặt thay đổi rất rõ ràng – trong ảnh cuối cùng, chủ thể có vẻ không có tai. Vì sao?

nhin map hon trong anh2

Nhiều người có lẽ sẽ mách với bạn rằng đây là kết quả của “distortion” của ống kính, tạo nên một tấm ảnh thiếu thực tế. Điều này hoàn toàn không đúng. Thật ra, những “distortions” duy nhất được gây ra bởi hình học, không dính líu gì tới ống kính hoặc máy ảnh. Trong ảnh mé bên trái, chủ thể đứng cách xa khoảng 2 mét, từ ống kính. Ở khoảng cách này, những đặc điểm trên mặt (tai, mắt, mũi, môi, tóc, cằm, trán…) của chủ thể đều cách xa máy ảnh như nhau – trong vòng vài phần trăm của tổng thể khoảng cách – cho nên khuôn mặt nhìn có vẻ bằng phẳng. Trong ảnh mé bên phải, chủ thể đứng cách máy ảnh chỉ có 20cm (một phần mười khoảng cách của ảnh bên trái). Nhưng vì chóp mũi của chủ thể xa hai vành tai khoảng 10cm, có nghĩa là 50% khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể, một tỷ lệ quá cao. Dĩ nhiên, mũi của anh ấy nhìn “đồ sộ”, vì nó quá gần với máy ảnh, so với những chỗ khác trên mặt.

Điều này cũng xảy ra khi bạn tự nhìn vào gương ở một khoảng cách rất gần, bạn sẽ thấy những “distortions” tương tự như vậy (có thể bạn cần phải nheo một mắt).

Tấm ảnh ở giữa có lẽ là cái nhìn “trung thực” nhất, chụp từ khoảng cách 40cm, cùng khoảng cách nhiều người đứng để soi gương. Những nhiếp ảnh gia chụp chân dung chuyên nghiệp thường dùng tiêu cự tele (cao hơn 50mm) vì họ muốn tạo nên cái nhìn trung thực nhất, nhìn ‘tự nhiên’ và “bốc” nhất.

Nhưng dù sao đi nữa, lỗi của ống kính hoặc không lỗi của ống kính, tay chụp chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, điều quan trọng nhất là tấm ảnh thể hiện được cái đẹp bên trong của bạn, hay giữ lại một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.  “Chỉ vui thôi mà!”  Đừng quá quan trọng về bề ngoài. ☺

AN