Menu Close

Mặt tối của áp lực học tập

Một nghiên cứu năm 2010 của tạp chí Affective Disorders chỉ ra rằng các sinh viên người Mỹ gốc Á chịu trầm cảm nhiều hơn so với các sinh viên bản địa. Một trong những lý do bao gồm “sự lo ngại về thành tích học tập”, “thiếu sự ủng hộ và quan tâm từ cha mẹ” và “bị bắt nạt”

Trầm cảm, nếu không được chữa trị, đã được chứng minh rằng sẽ dẫn đến nhiều kết quả bất lợi như các vấn đề về giao tế, suy giảm sức khỏe, nghiện thuốc hay nghiện rượu và trong nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do tự tử

Mat Toi Cua Ap Luc Hoc Tap

NGUỒN EDUCATIONWORLD.IN

Áp lực từ kết quả học tập xuất sắc đặc biệt được nhấn mạnh trong các cộng đồng người Mỹ gốc Á. Tuy nhiên, áp lực này dường như quá cao đến nỗi hậu quả của chúng thường làm trầm trọng hơn sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Cindy Ng.,  phó trưởng khoa hỗ trợ sinh viên và là giám đốc Trung tâm Hoạt động Người Mỹ gốc Á tại Ðại học Stanford nói rằng, “Khi một sinh viên không đạt được kỳ vọng ở môn học/lĩnh vực chánh của anh/cô ta, đặc biệt là trong toán học và khoa học, cơn trầm cảm có thể bị gia tăng cao hơn. Những kỳ vọng thường đã được nâng lên quá cao và dẫn đến các cảm giác của sự thất bại và vô dụng”. Bệnh tâm thần thường được gắn liền với sự xấu hổ trong nhiều gia đình Á Châu, và, kể từ khi tầm quan trọng của nó bị coi thường, người Mỹ gốc Á ít tìm kiếm sự giúp đỡ trong vấn đề này.

Từ năm 2000, các trường hợp tự tử của các sinh viên đại học người Mỹ gốc Á đã gia tăng một cách đáng báo động. Xác của Jiwon Lee, sinh viên y khoa 29 tuổi của Ðại học Columbia được tìm thấy ở dòng sông Hudson sau khi cô ấy để lại một tin nhắn rằng “Mình không xứng đáng với kỳ vọng”; Andrew Sun, sinh viên năm hai đang theo học khoa kinh tế tại Harvard chỉ mới 20 khi anh nhảy xuống khỏi tòa nhà; Vi Nguyen, sinh viên cuối cấp 23 tuổi tại UC Berkeley được tìm thấy trong tủ quần áo của cô sau khi cô treo cổ tự vẫn. Ðây chỉ là 3 trong số các trường hợp điển hình nhất

Những sự kiện này khiến 35 trường đại học Mỹ, bao gồm Cornell, MIT và Stanford, lập ra các chương trình tầm soát sức khỏe tâm lý đặc biệt dành cho các sinh viên người Mỹ gốc Á, đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với các vấn đề về sức khỏe tâm lý và tự tử.

Tuy nhiên, tỉ lệ bị trầm cảm và tự tử cũng đang gia tăng ở đối tượng học sinh trung học người Mỹ gốc Á. Ví dụ, có 3 sinh viên người Mỹ gốc Á đã tự tử trong vòng 1 năm học tại Trường Trung học Gunn ở Palo Alto, CA, một trường nổi tiếng về  sự học tập căng thẳng, cường độ cao với thành tích cao.

Một trong những điều quan trọng mà cộng đồng người Mỹ gốc Á có thể làm để giải quyết vấn đề này là  cởi mở hơn đối với các vấn đề về sức khỏe tâm lý, đặc biệt là đối với gia đình và bạn bè. Phải loại bỏ sự kỳ thị bệnh tâm thần trong cộng đồng người Mỹ gốc Á. Liệu nỗi đau của bạn vì hổ thẹn khi con mình có bệnh tâm lý có tệ hơn việc con cái bạn phải chịu đựng âm thầm?

Ðể tìm hiểu thêm về việc điều trị rối loạn tâm lý, hãy xem website Quản trị dịch vụ y tế tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện (Substance Abuse and Mental Health Services Administration) tại:

http://www.samhsa.gov/find-thelp/national-helpline

hay gọi số 1-800-662-4357

Vivian P. Ta

Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành tâm lý học thực nghiệm tại University of Texas at Arlington.