Menu Close

Dụng cụ lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn

Lưu trữ tài liệu đã được thực hiện từ hàng ngàn năm qua bằng cách ghi lại trên vỏ cây, gỗ, da, giấy…và sau này trên đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, DVD. Nhưng ngay cả đĩa CD cũng sẽ bị hư hỏng trong vòng vài thập niên và dữ liệu trên đó cũng bị mất. Gần đây, một nhóm nghiên cứu ở University of Southampton đã sáng chế ra một loại đĩa làm bằng thủy tinh có thể chứa tới 360 TB (terabytes) dữ liệu và nếu để ở nhiệt độ bình thường, đĩa sẽ vĩnh viễn không bao giờ hư. Để ghi lại dữ liệu trên đĩa, người ta dùng tia sáng laser có chu kỳ cực ngắn 280 fs (fs là femtosecond, với 1fs = 10-15 second, hay là 1 phần triệu tỉ giây) chiếu lên một miếng thạch anh để tạo ra những chấm cực nhỏ trên bề mặt. Mỗi chấm này chứa 3 bits thông tin, trong đó có chứa chi tiết về vị trí của chấm này,  cường độ và sự phân cực của tia sáng chiếu vào trong 3 lớp trên bề mặt. Thông thường một đĩa có kích thước bằng một đĩa CD với khoảng 1000 lớp sẽ chứa tới vài trăm terabytes so với vài trăm megabytes hiện nay. Trong tương lai một số biện pháp kỹ thuật sẽ được áp dụng để tăng độ chứa của đĩa lên và tăng tốc độ ghi. Đĩa được gọi là “5D Superman crystal.

eternal data storage 01

In sinh học 3 chiều

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã dùng kỹ thuật in sinh học 3 chiều tạo cấu trúc với tế bào sống và có kích thước như thật để có thể thay thế cho các mô của cơ thể của con người.

 Trong một công bố gần đây, các nhà khoa học cho biết đã dùng máy in sinh học 3 chiều này để làm ra  các cấu trúc của tai, xương, cơ.. từ một hỗn hợp giống như chất keo, trong đó gồm chất liệu tương tự như plastic cùng tế bào sống. Sau khi được ghép vào cơ thể, chất plastic sẽ từ từ phân hủy. Cùng lúc đó, các tế bào tiết ra một chất liệu nâng đỡ giúp giữ vững hình dạng của cấu trúc và các tế bào sẽ dần dần tự tái tổ chức để cuối cùng không cần tới chất liệu nâng đỡ nữa. Các cấu trúc này ổn định và được ghép thành công ở loài chuột. Sau khi ghép được 2 tháng, tai ghép vào chuột đã ổn định, có hình dạng và các mô sụn đã được hình thành. Một thí nghiệm tương tự với mô cơ ở chuột cũng thành công vào 2 tuần sau khi ghép, hệ thống dây thần kinh đã phát triển. Đối với xương, sau khi ghép xương làm từ máy in 5 tháng, các mạch máu cũng được hình thành. Nếu áp dụng kỹ thuật này thành công trên người, trong tương lai người ta có thể dùng máy in này lấy tế bào của chính bệnh nhân để sản xuất các chất sụn và xương để lắp trở lại cho người bệnh. Thí nghiệm được Wake Forest School of Medicine thực hiện dưới sự tài trợ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và với sự cộng tác của nhiều trường đại học danh tiếng. Đây là một thành công rực rỡ của ngành Y khoa và sẽ mở ra một thời kỳ mới trong việc điều trị.

 eternal data storage 01

 eternal data storage 01