Trong một “món chơi” giải trí và tiêu khiển phổ biến rộng rãi như thú nhiếp ảnh, chúng ta không khỏi tránh sự ganh tỵ. Nhưng tại sao lại có chuyện đó?
Nếu bạn đã từng khâm phục một nhiếp ảnh gia nào đó từ lúc bạn mới bắt đầu cầm máy ảnh tới giờ, bạn sẽ không khỏi (nếu không hoàn toàn không thể) trở nên đố kỵ với người đó. Có thể có lúc nào đó, bạn đã thấy một tấm ảnh đẹp tuyệt vời của người đó, và lập tức có cảm giác, “Tại sao mình không chụp được đẹp như vậy?” Ngoài những tấm ảnh ra, thế giới ngày nay còn nhiều thứ khác – Facebook “Likes”, làm ăn khấm khá, có học trò để dạy, và cơ hội đi du lịch… Tất cả những thứ này đều có tiềm năng làm chúng ta … “thèm nhỏ dãi” (và ganh). Tôi không biết có bao nhiêu lần mình đã có cảm giác “nhột” khi thấy những posts của một người bạn nhiếp ảnh trên Facebook được “thích” ào ào lên đến con số hàng ngàn hoặc một friend khác post hình từ workshop họ dạy ở một nơi khác trên thế giới. Tôi luôn luôn vui mừng cho họ một cách chân thật, và tôi biết rằng họ đã nỗ lực tối đa để tiến lên tới mức thành công trong sự nghiệp của họ, nhưng cũng rất khó để ngăn cản những ý nghĩ không tốt đẹp đi vào tư tưởng của mình.
Một trong những tấm ảnh chim (cò trắng) đầu tiên do người viết chụp trong năm 2007. Lúc bấy giờ còn thiếu kinh nghiệm “tay nghề” và con mắt nghệ thuật chưa được phát triển cho lắm.
Có nhiều lần, những ý nghĩ ganh tỵ thì vô hại và chỉ là một “ước gì” thoáng qua thôi, NHƯNG những lúc khác nó nảy nở thành một con “khủng long” bên trong bạn. Nói theo một cách trung thực, tôi nghĩ HẦU HẾT những sự thiếu tế nhị giữa các tay ảnh ngày nay là kết quả trực tiếp của loại ganh tỵ này – một sự ức chế, trắc trở bị chôn vùi quá sâu đến nỗi cách duy nhất để đối phó với nó là chiếu phóng qua người khác cho đến khi nó trở thành một sự thù ghét âm thầm.
Thật sự không cần phải làm như vậy. Chúng ta MUỐN có bạn nhiếp ảnh, nhất là những người giỏi hơn mình, nếu chúng ta muốn vươn lên trong tính cách một tay ảnh. Những người bạn nhiếp ảnh của tôi thường xuyên cổ vũ tinh thần, cho biết những gì họ thích hoặc không thích về ảnh chụp của tôi, và giúp tôi trở nên một nhiếp ảnh gia giỏi hơn. Tôi có ganh tỵ với công việc của họ không? CÓ CHỨ! Họ có làm cho tôi thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh giỏi hơn không? DĨ NHIÊN RỒI!
Tác phẩm “Đại Bàng vồ Ngỗng Trời” đã nhận được 5 Huy Chương Vàng và là một trong hai tác phẩm của người viết được công nhận cho Nature Image of The Year (Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ PSA).
Vậy làm sao bạn có thể biến sự ganh tỵ này thành một điều tốt – một cảm giác chủ động? Khi bạn bắt đầu có cảm giác “con khủng long xanh” bò vào tâm hồn mình, bạn tự động nhìn vào những tấm ảnh của mình và tìm hiểu làm sao mình có thể cải thiện nó. Chuyện đó quá đơn giản nhưng đồng thời cũng rất khó làm. Nói thật với bạn, kết quả của việc quay chuyển những cảm giác đó hướng nội để biến bạn thành một người tốt hơn, còn đỡ nhiều hơn để “con khủng long xanh” đó nảy nở trong người bạn. Gần như tất cả tiến triển của tôi trong nhiếp ảnh, có thể được chỉ định vào một loại ganh tỵ nào đó. Sự ganh tỵ đã làm tôi phấn đấu để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi hơn và đạt những thành tích tốt hơn. Giờ đây, khi tôi thấy một tấm ảnh đẹp về thế giới hoang dã, phản ứng đầu tiên của tôi là tìm cách học thực hành như vậy luôn!
Và đôi khi, nếu bạn cứ gõ cửa mà không ai trả lời, bạn phải tự hỏi mình “Mình có gõ đúng cửa không?”. Tôi nghĩ đó là một câu đáng tự hỏi khi bạn tiếp tục gặp chỗ bí trong đời sống/việc làm.
Sự ganh tỵ không phải chỉ dành riêng cho những tay ảnh đang phát triển, thế giới cũng không phải luôn luôn có nắng đẹp và hoa hồng nở cho những người đứng trên đỉnh. Ngay cả những người giỏi tột đỉnh cũng sanh ra ganh tỵ – có ai bắt chước style của họ, có ai đang dạy những gì họ dạy, có ai phá giá của họ, v.v…. Dĩ nhiên, bạn không thể kiểm soát hành vi của ai khác, trừ của riêng bạn. Và nếu bạn đã giỏi về một lãnh vực gì, đó là vì có một lý do. Không ai có thể là bạn cả!
Lâu lâu tôi vẫn sanh ra đố kỵ với người nào đó, nhưng thường thường, tôi có thể dùng động lực đó một cách khách quan để thúc đẩy sự đam mê của tôi và để tiến lên, thay vì day dứt về những chuyện tuyệt đối không đem lại lợi ích gì cho tôi. Thật khó để không đánh giá hoặc ganh tỵ với người khác nhưng bạn PHẢI làm được như vậy nếu bạn muốn tiến lên vượt bậc. ☺
Nhiếp ảnh gia Andy Nguyễn với 5 Huy Chương Vàng PSA và tác phẩm thắng giải.
AN