Menu Close

Rối loạn ăn uống đang trỗi dậy tại Châu Á

Rối loạn ăn uống, ví dụ như chán ăn hay ăn uống vô độ, đang trở thành tình trạng phổ biến ở phụ nữ châu Á và phụ nữ Mỹ gốc Á

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology đã báo cáo rằng chứng rối loạn ăn uống của các sinh viên Trung Quốc đến tuổi học đại học đang gia tăng. Ngoài ra, sự xuất hiện của chứng biếng ăn trong những năm 2000 đã gia tăng 400% cao hơn ở Nhật Bản so với những năm 1990

Chứng biếng ăn được mô tả như là sự hạn chế thực phẩm, sợ tăng cân, mong muốn tột độ về việc gầy để có trọng lượng cơ thể thấp. Chứng ăn vô độ, mặt khác, được mô tả bởi các giai đoạn ăn quá nhiều. Cả hai đều được Diagnostic and Satistical Manual of Metal Disorders coi  là các rối loạn tâm thần và mang lại nguy cơ tử vong cao; những người được chẩn đoán mắc chứng biếng ăn ở độ tuổi 20 có khả năng tử vong cao hơn gấp 18 lần so với những người khỏe mạnh cùng tuổi.

Tại sao các rối loạn ăn uống lại trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ Châu Á hiện hay trong khi nó được hình thành chỉ ở nền văn hóa Tây phương? Bác sĩ Kathleen Pike, giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia, gợi ý rằng sự tăng trưởng kinh tế có thể giải thích cho sự xuất hiện của các chứng rối loạn ăn uống

“Khi các nước châu Á trở nên giàu có hơn và tương tác về mặt kinh tế nhiều hơn với cộng đồng toàn cầu, chứng rối loạn ăn uống đang gia tăng”.

Sư chuyển hướng tới nền kinh tế tiêu dùng và sự tập trung vào các thành tích cá nhân ở Tây Phương tương ứng với sự gia tăng của các chứng rối loạn ăn uống. Các mô hình tương tự đã được tìm thấy ở Nhật Bản, và gần đây là Việt Nam và Trung Quốc

Ngoài những thay đổi về kinh tế, các giá trị văn hóa nhất định cũng có thể giải thích lý do vì sao các chứng rối loạn ăn uống đã bị bỏ qua và đã tồn tại mãi trong xã hội. Ví dụ, phụ nữ châu Á truyền thống được kỳ vọng có ngoại hình và cách hành xử nhất định: họ không chỉ được kỳ vọng trông gầy gò nhỏ nhắn, mà họ cũng bị kỳ vọng sẽ tuân theo các ý tưởng áp bức rằng phụ nữ nên im lặng và biết vâng lời.

Có áp lực văn hóa để trở nên gầy và duy trì nó theo thời gian. Thừa cân thường được xem là một lỗ hổng trong tính cách và tính kỷ luật của một người.

Nghĩa vụ với các nghi lễ trong gia đình, đặc biệt là các nghi lễ có liên quan đến thực phẩm, cũng có thể là một vấn đề. Trong một số nền văn hóa nhất định, người thân có xu hướng thể hiện tình yêu của mình bằng cách phục vụ thức ăn và hy vọng người được mời ăn nhiều hơn. Việc từ chối đồ ăn được xem là hành vi thiếu tôn trọng, thậm chí ngay cả khi bạn no. Việc kéo dài những thói quen ăn uống xấu như vậy cũng khuyến khích tăng cân.

Một phần của vấn đề còn lại là cách mà các chứng rối loạn tâm thần được nhận thức trong cộng đồng châu Á. Nó được xem là một sự yếu đuối và gián đoạn trong sự hài hòa của nền tảng xã hội, cốt lõi trung tâm của nhiều nền văn hóa Á Châu. Do vậy, nhiều phụ nữ châu Á không sẵn sàng thừa nhận chứng rối loạn ăn uống của họ, điều mà sẽ kéo dài vấn đề mãi.

Một lần nữa, điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm, trong vai trò là thành viên của cộng đồng Châu Á, là chấp nhận những người cần sự giúp đỡ về các chứng rối loạn tâm thần nhiều hơn. Đó là ý nghĩa thực sự của việc duy trì một xã hội hòa hợp.

Để tìm hiểu thêm thông tin về rối loạn ăn uống và cách chữa trị, vui lòng tham khảo :

http://www.nimh.nih.gov/health/topics/eating-disorders/index.shtml

Roi Loan An Uong

VT – Vivian P.Ta là sinh viên bậc Tiến sĩ về tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Texas ở Arlington.