Làm sao để dị ứng theo mùa dịu bớt?
1. Giặt khăn trải giường thường xuyên
Có bác sĩ khuyên ta nên dùng mền nhồi lông chim (down) thay vì bằng hypoallergenic, vì các sản phẩm này thường “được giặt giũ kỹ lưỡng và nhồi trong bọc kín” trong khi đó thì mền gối tổng hợp (synthetic) có bao lỏng lẻo nên dễ bắt bụi bặm, ẩm mốc.
Ngoài cách dùng mền, khăn trải giường đúng cách, điều quan trọng là phải giặt thường xuyên trong nước nóng để khử bụi và các chất gây dị ứng khác.
2. Sửa chỗ Dột trong nhà
Nếu bạn dễ bị dị ứng với mốc, khi ra bên ngoài nhớ tránh xa những chỗ ủ phân và lá cây mục nát, vì những thứ này có nhiều bào tử nấm mốc.
Còn khi bạn ở trong nhà, hãy coi chừng những chỗ ẩm mốc vì có thể làm cho các triệu chứng dị ứng và hen suyễn nặng thêm.
Xem trong nhà có chỗ nào bị dột, và chỗ nào nước ẩm rịn ra, thì sửa ngay.
Chỗ mặt phẳng và cứng, có thể làm sạch mốc dễ dàng bằng dung dịch thuốc tẩy (bleach), nhưng những nơi như thảm, trần nhà, sẽ cần phải thay.
3. Uống thuốc sớm
Nếu biết rõ mình thường bị dị ứng theo mùa, bạn nên uống thuốc ít nhất hai tuần trước khi các triệu chứng thường xảy ra.
Những thuốc này có thể là antihistamines xịt mũi hoặc uống, thuốc nhỏ mắt, steroids, hoặc bất cứ thuốc nào bác sĩ khuyên dùng.
Một khi mùa xuân đã về rồi, mà bạn thấy đường hô hấp bắt đầu bị sưng, thì có thể đã quá trễ, thuốc không còn nhiều công hiệu.
4. Thuốc xịt và thông mũi
Giải pháp trực tiếp để trị các triệu chứng dị ứng dĩ nhiên là thuốc.
Antihistamies có thể giúp làm bớt các triệu chứng như hắt hơi, ngứa; thuốc xịt mũi giúp bớt nghẹt mũi; thuốc thông mũi giúp làm co lại các mạch máu trong đường hô hấp để giảm sưng và nghẹt mũi.
5. Thảo dược
Bạn cũng có thể thử các thuốc tự nhiên chế tại nhà để làm dịu dị ứng.
Chẳng hạn các dược thảo được sử dụng cả ở Đông phương và Tây phương. Các loại trà, rễ cây và dược thảo giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm, tẩy độc gan, làm giảm stress do dị ứng gây ra.
Các nhà trị liệu bằng dược thảo khuyên dùng: dược thảo butterbur có hiệu quả làm giảm triệu chứng nơi mũi; cây tầm ma (nettle) có gai giàu chất carotene và vitamin K; và nước ép hạt nho.
6. Xông
Xông hơi có thể giúp cho thông đàm, làm dịu đường hô hấp bị sưng, làm ẩm xoang mũi bị khô.
Chỉ cần cho nước sôi vào chiếc tô lớn, lấy khăn hoặc mền trùm đầu cho kín, rồi cúi sát đầu xuống tô nước, dùng mũi hít thở mạnh hơi nước từ 5 đến 10 phút.
7. Giới hạn tiếp xúc với phấn hoa
Hãy cẩn thận mỗi khi ra ngoài nhà, ngày nào có gió mạnh làm phấn hoa phân tán nhanh và rộng hơn, các triệu chứng dị ứng sẽ tệ hơn.
Nên nhớ đeo kiếng mát, đội nón rộng vành khi ra ngoài, nhất là vào buổi chiều, mức độ phấn hoa thường lên cao nhất. Trong nhà thì đóng kín các cửa lại. Khi về, nên tự “khử phấn” bằng cách thay quần áo trước khi vào phòng ngủ, tắm và gội đầu trước khi lên giường.
TM