Bài hướng dẫn này được dành riêng cho việc trợ giúp bạn với những chi tiết từ A tới Z để chụp ảnh bằng điện thoại.
Phần 4
Đây là một vài điều chúng ta nhắm vào khi đặt bố cục chụp ảnh với smartphones:
Ánh sáng
Ánh sáng có thể có một ảnh hưởng khá lớn về cái nhìn và cảm giác của bạn về tấm ảnh. Thử hình dung cùng một khung cảnh trong ánh sáng vàng dịu, so với nắng gắt tạo bóng đen ở giữa trưa.
Ánh sáng cũng có thể thay đổi màu tổng quát của ảnh! Thí dụ, ánh sáng ban ngày có khuynh hướng trung bình hoặc hơi xanh, ánh sáng bình minh và hoàng hôn thì xanh hơn nhiều. Vì máy ảnh số không điều chỉnh theo những thay đổi của màu ánh sáng tốt như mắt người, những màu này có thể hiện lên khá đậm trong ảnh của bạn.

Đường dẫn
Đường dẫn là những yếu tố cực mạnh đối với nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Mắt của chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những đường dẫn trong ảnh. Dù cho thẳng, hay cong, hay dợn sóng, mắt của chúng ta sẽ dẫn vào đường đó và theo nó tới cùng.
Để áp dụng kiến thức này vào ảnh của bạn: nếu bạn muốn người xem nhìn vào chủ thể của bạn, đặt chủ thể đó ở cuối một đường (hoặc một loạt đường, để có sức dẫn càng mạnh hơn!)
Có nhiều loại đường lằn khác nhau, và chúng có ảnh hưởng khác nhau vào ảnh của bạn. Đường ngang và đường dọc có vẻ có cảm giác cố định, đường chéo có cảm giác linh động, và những đường gợn sóng hoặc cong thì linh động và nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn muốn tạo một cảm giác nhất định nào đó trong bức ảnh, phối hợp loại đường thích hợp để tăng cường cảm giác đó.

Không gian
Nhìn vào hai tấm ảnh bên dưới. Tấm ảnh nào làm cho chủ thể nổi bật hơn? Đó là tấm ảnh với nhiều khoảng trống!
Khi bạn bao quanh chủ thể với khoảng không gian trống – hoặc không gian âm, theo thuật ngữ của những nhiếp ảnh gia – nó làm cho khung ảnh của bạn đơn giản hơn. Ảnh của bạn có ít hơn những thứ để làm “rối” chủ thể của bạn, để chủ thể đó thật sự “nổi” lên.
Bầu trời làm một không gian âm khá tốt, nhưng bạn cũng nên tìm những khoảng không gian khác để không làm rối ảnh – trong kiến trúc hay ngay cả trong thiên nhiên!
Và đôi khi, có thể bạn không muốn một khoảng không gian âm nào. Một tấm ảnh đầy dụng ý với những yếu tố hợp lý cũng có thể rất thú vị.
Khung
Giống với các khoảng trống, khung có thể giúp đặt trọng tâm vào chủ thể ảnh. Khung có thể có một đặc điểm bonus là cho thêm nội dung lý thú vào ảnh của bạn. Hãy sáng tạo với cách đặt khung, tìm trong những bụi cây, những đặc điểm kiến trúc, hoặc bạn còn có thể làm khung với tay của bạn!

Màu sắc
Màu sắc có thể có một vai trò tối chính yếu trong hình ảnh của bạn. Màu sắc có thể thay đổi trạng thái của một khung cảnh: một tấm ảnh có đầy những màu cầu vồng sẽ có cảm giác khác hẳn với một tấm ảnh với những màu dung hòa, và một tấm ảnh màu sẽ có cảm giác khác hẳn so với cùng tấm ảnh được chuyển sang trắng đen.
Màu sắc cũng có thể hướng dẫn sự chăm chú của người xem: một mảng màu tương phản với những màu khác trong khung cảnh sẽ tự nhiên nổi bật lên.
Nên để ý kỹ những màu sắc trong khung cảnh của bạn. Chúng có nâng đỡ lối diễn đạt của bạn, hay mâu thuẫn với nó? Chúng có hướng dẫn sự chú ý tới chủ thể của bạn, hoặc làm rối hơn? Nếu những màu sắc trong khung cảnh không giúp gì bạn, và bạn không có ý định chuyển ảnh thành trắng đen, bạn có thể nghĩ tới chuyện thay đổi bố cục khác.
Phản chiếu & bóng tối
Một hình phản chiếu hoặc cái bóng có thể là một chủ thể riêng của nó. Nó làm cho ảnh của bạn có thêm chiều sâu.
Ngoài ra, hình phản chiếu và bóng có thể tạo nên những yếu tố khác như đường dẫn và khung – những yếu tố có thể được dùng để hướng dẫn sự chú ý của người xem đến một điểm nào đó trong khung cảnh của bạn. Hãy thử đi!
AN