Các công ty lớn như Amazon, Dell, Expedia, Microsoft, PayPal… từng xem BitCoin là một loại tiền ảo đáng được hỗ trợ; đã có hơn 1 tỷ đô la đổ vào việc nghiên cứu BitCoin. Hỗ trợ cho BitCoin thay đổi từng năm: 2013 BitCoin tăng trưởng mau chóng và tăng giá mạnh, 2014 BitCoin tuột dốc, 2015 BitCoin lâm vào tình trạng sáng nắng chiều mưa.
Năm 2016, tin hơn 40 nhà băng lớn nhất thế giới hợp sức thực hiện dự án “block-chain bond trading” và tin tiền ảo Ethereum có khả năng vượt lên thay thế BitCoin lan tràn trên mạng khiến BitCoin càng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng hơn.
Hôm 17 Tháng Ba 2016, một trái bom tấn nổ ra: Microsoft tuyên bố không hỗ trợ BitCoin nữa. Trang nhà Microsoft viết: “Quý khách không còn có thể thêm tiền BitCoin vào trương mục Microsoft của mình. Trương mục đã có sẵn tiền BitCoin vẫn được quyền dùng để mua sản phẩm từ cửa hàng Microsoft nhưng sản phẩm mua rồi không thể hoàn trả lại tiền”.
Hôm 18 Tháng Ba 2016, Microsoft ra thông báo: “Bổn hãng tiếp tục hỗ trợ BitCoin, tiếp tục cho phép khách hàng thêm tiền BitCoin vào trương mục dùng để mua sản phẩm tại cửa hàng Windows và Xbox. Bổn hãng cáo lỗi về việc tin tức sai lạc đã đăng trên trang nhà – hiện tại các tin này đã dược điều chỉnh lại cho đúng”.
Chính quyền Hoa Kỳ cũng chưa có thái độ rõ ràng về BitCoin (New York là tiểu bang duy nhất có luật về BitCoin) trong khi nhiều quốc gia khác chấp nhận BitCoin “theo mùa”: Trung Cộng đầu tiên hỗ trợ BitCoin, sau lại cấm nhà băng không nhận BitCoin (cá nhân vẫn được dùng); các quốc gia khác như Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Việt Nam, Ba Lan… mắt nhắm mắt mở với việc dùng BitCoin; Nga nghiêm cấm BitCoin nhưng lại cho xài bán chính thức. Ấn Độ tuyên bố “đang quan sát BitCoin” rồi chuyển sang “không quản (not regulate)” mặc dầu nhiều nhà băng Ấn Độ chấp nhận BitCoin.
Liên Hiệp Châu Âu khuyến cáo các nhà băng thành viên đừng dính líu đến tiền ảo như BitCoin cho đến khi có luật lệ rõ ràng, còn Anh định nghĩa BitCoin là loại “tiền riêng” (private money) trong khi Úc Đại Lợi, Đức lại dang tay đón chào BitCoin.
Xin trình bày tiểu sử gập ghềnh của BitCoin, tùy quý khách chọn lựa.
Sống đời lãng tử, tiết kiệm nhiều tiền
Trong thế kỷ điện toán, thống kê cho biết 37% người làm việc tại Hoa Kỳ ngồi nhà làm việc chứ không (thèm) lái xe đến sở; số “telecommute” này có khả năng tăng lên đến 50% chỉ trong vòng 4 năm nữa. Chính vì vậy phong trào sống đời lãng tử bắt đầu phát triển mạnh.
Dân sống đời lãng tử không giới hạn địa bàn trong Hoa Kỳ, một người có thể sống ở Athene, Hy Lạp nhưng vẫn làm việc cho công ty tại Little Saigon, California, Hoa Kỳ điều kiện duy nhất là “nhà” phải có internet.
Dân sống đời lãng tử cho biết họ có thể làm bất cứ điều gì khi sống lang thang:
– Tìm bạn bốn phương (những người sống đời lãng tử khác) trên mạng,
– Du lịch bằng thuyền (với những người sống đời lãng tử khác)
– Thứ Hai ngủ ở Ba Lê, thứ Ba ngủ ở Bá Linh, thứ Tư ở Anh…
– Thậm chí còn có đặc san riêng dành cho người sống đời lãng tử.
Dưới đây là danh sách rất hữu ích cho những ai muốn vừa làm vừa chơi (dĩ nhiên có một số nghề nghiệp không áp dụng được cho cuộc sống lãng tử):
– Revolut – Simply Revolutionary
– Nomad List – The Best Cities to Live and Work Remotely
– Teleport – Move to Your Best Place to Live and Work https://www.joinovernight.com/
– Vacation Rentals, Homes, Apartments & Rooms for Rent – Airbnb
– Nomad Cruise – Explore the world with Digital Nomads
– Digital Nomad Documentary – One Way Ticket
– Digital Nomad Travel Magazine | Choose-your-own-adventure travel
– Digital Nomad Dating – Date A Nomad