Ai cũng học biết từ lúc còn nhỏ rằng thân thể con người có 5 giác quan. Nhưng hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta có nhiều giác quan hơn con số đó, đang hoạt động âm thầm ở phía sau ngũ quan.
Một thí dụ đơn giản: Khi ăn cơm, cả 5 giác quan đều hoạt động. Mắt thấy, mũi ngửi mùi đồ ăn trên đĩa, miệng cảm nhận hương vị và tai nghe tiếng nhai nhóp nhép. Tuy vậy, nếu không có những giác quan khác, cảm nghiệm của chúng ta khi ăn sẽ không được chính xác như vậy.
Sau đây chúng ta lần lượt đề cập tới:
Cân bằng (equilibrioception)
Giác quan về quân bình được thực hiện do hệ thống tiền đình (vestibular system) ở bên tai trong, cho ta phản hồi về vị trí đầu và sự chuyển động. Bên trong tai có ba ống hình bán nguyệt, mỗi cái đều chứa đầy chất lỏng. Đầu mỗi ống có chỗ phồng ra nâng đỡ một chuỗi những sợi lông mẫn cảm. Khi ta chuyển động đầu, chất lỏng cũng chuyển động theo, làm những sợi lông này cong lại và gởi tín hiệu về sự quay đầu đó cho óc biết. Lại còn có hai bộ phận gọi là sỏi thính giác (otoliths) ở mỗi bên đầu. Những bộ phận này chứa những lợi lông thụ cảm được đè nặng lên bằng các tinh thể calcium giúp cho biết chiều nào là chiều đứng.

Chỉ nguyên hành động ngồi vào bàn ăn và tác động đưa thức ăn vào miệng cũng phải dựa vào thụ cảm. Bạn không thể lúc nào cũng nhìn vào các bộ phận thân thể, vì thế vị trí của các khớp nối và trạng thái căng thẳng của các bắp thịt được liên tục đo lường, để cho bạn ngồi ăn uống mà không phải nhìn chăm chú vào những tác động đang thực hiện. Khi bạn nhoài thân người ra lấy thức ăn từ góc bàn bên kia, các thông tin giác quan được âm thầm thu góp từ các bộ phận đặc biệt ở tai trong để cho người bạn được cân bằng.
Khi thức ăn đã ở trong miệng, các bộ phận cảm biến cung cấp thông tin về nhiệt độ, và một tập hợp các dây thần kinh đặc biệt khác gọi là nociceptors mau chóng cảnh báo bạn nếu thức ăn trong miệng nguy hiểm vì nóng hoặc lạnh quá. Đồng thời, máu và các chất lỏng chung quanh hệ thần kinh trung ương được theo dõi để chắc là mức carbon dioxide và oxygen nằm ở giới hạn bình thường, và nhịp thở của bạn được điều chỉnh theo tình trạng đó.
Khi bao tử bắt đầu đầy, các sensors căng duỗi báo cho óc biết, để tắt đi tín hiệu bảo bạn tiếp tục ăn. Lúc thức ăn đã tiêu hóa phần nào bắt đầu chuyển tới ruột non, các sensors kích hoạt việc sản xuất ra một chất hormone để bật nút báo hiệu bạn đã no đủ. Các chất thải cũng được theo dõi chặt chẽ, và nhiều giờ sau bữa ăn đã kết thúc, các sensors sẽ báo cho bạn biết đến lúc phải thải ra ngoài.
Thế là, ngoài ngũ quan theo truyền thống mà chúng ta sử dụng có ý thức trong hầu hết các tác động với thế giới quanh ta, lại còn có một số giác quan khác nữa hoạt động âm thầm ở phía hậu trường trong cuộc sống hàng ngày.
PN