Menu Close

Một tấm gương hiếu học

Ðinh Trọng Trữ Khang là con trai thứ hai trong gia đình có cha mẹ được định cư tại Mỹ theo chuơng trình tỵ nạn H.O. vào năm 1995 sau khi Khang vừa học xong lớp 1 tại một trường làng tại một vùng kinh tế mới có tên Xã Sơn Mỹ, Huyện Hàm Tân, Bình Thuận.

Khang có quê nội là Truồi. Dòng họ Ðinh Trọng từ Hoa Lư Ninh Bình vào Huế đã nhiều đời đến Ðinh Trọng Khang là đời thứ sáu. Thân mẫu của Ðinh Trọng Khang là Trần Thị Tuý Huệ quê quán làng Quảng Lượng. Thân mẫu Khang là cháu ngoại của cụ Tú Nguyễn Hữu Hiệt, lớp Nho học cuối cùng của Triều Nhà Nguyễn. Thân phụ là Đinh trọng Phúc một cựu SQ trong Quân Lực VNCH. Như nhà văn Huy Phương đã viết “Ông thuộc lớp trẻ vào trận khi mới hai mươi tuổi, phục vụ cho đất nước chưa tới hai năm thì bị bắt làm tù binh, đã qua 5 năm tù khổ sai và 15 năm sống cuộc đời một người dân bị bỏ quên trong vùng “kinh tế mới”(HUY PHUƠNG : CHÂN DUNG MỘT H.O.) Sau đó thân phụ anh cùng gia đình được sang định cư tại Mỹ theo chương trình HO vào ngày 2/8/1995.

Ðinh Trọng Khang là một hun đúc hay bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của người Quảng Trị, một vùng ‘khô cằn sỏi đá’ nhưng “địa linh nhân kiệt”.

mot-tam-guong-hieu-hoc3

Khang thừa kế truyền thống dòng họ Ðinh Trọng, cũng như tinh thần khoa bảng phía ngoại do anh còn là chắt ngoại của cụ Tú Hiệt; khi sang được Hoa Kỳ, Ðinh Trọng Trữ Khang đã có những chỉ dấu là một học sinh xuất sắc ngay từ các lớp tiểu học trên quê hương thứ hai Hoa Kỳ.

Cùng gia đình trú ngụ tại thành phố San Jose, những năm trong bậc tiểu học Khang là một học sinh nổi bật không những trong lớp và cả trong trường. Ngày mãn khoá và nhận bằng khen cấp 1 tại trường tiểu học McKinley San Jose, khi bà hiệu trưởng hỏi Khang “Lớn lên em muốn làm gì?” không chút lưỡng lự, Khang trả lời ngay “Em muốn làm bác sĩ” mặc dù vào lớp tuổi này Khang chưa có ý niệm gì về đại học nhưng câu trả lời như một an bài cho Khang sau này.

mot-tam-guong-hieu-hoc1
5 anh em trong năm Giáng Sinh đầu tiên tại Mỹ- 1995

Lên cấp trung học, Khang lại vượt trội hơn trong học hành với điểm số cao trong lớp và nhiều bằng khen khác.

Trong thời gian này Khang luôn luôn được nhận bằng khen KHUYẾN HỌC từ Hội Ðồng Hương Quảng Trị. Tuy không nói ra, nhưng chắc chắn rằng đây là những khích lệ đáng giá của truyền thống hiếu học Quảng Trị giúp cho Ðinh Trọng Khang thăng hoa trong tầm với tới ngưỡng cửa Ðại học.

Tốt nghiệp ưu hạng tại trường Trung Học Piedmont Hills San Jose, Khang được một loạt các trường Ðại học danh tiếng tại Mỹ thu nhận vào một lúc (niên khoá 2006) như Harvard, Yale, Stanford, UC Berkeley cùng nhiều trường khác.

Ðinh Trọng Khang đã vào trường Ðại học Stanford cho niên khoá 2006-2010 một trường đại học tư thục bậc nhất tại California.

mot-tam-guong-hieu-hoc2
Khang tốt nghiệp Cử Nhân Ưu Hạng tại Đại Học Stanford  2010

Vào hè 2010 sau khi đi Internship tại Ðại học Oxford Anh Quốc về, Khang tốt nghiệp cử nhân ưu hạng tại trường Stanford. Chiếu theo thành tích của Khang, Ðại học Stanford liền chọn Khang cho tiếp tục vừa dạy kèm (teacher assistant) tại trường vừa tiếp tục học văn bằng thạc sĩ MS tại đây. Miệt mài vừa học vừa dạy kiếm thêm tiền trả học phí vừa cuối tuần về làm thiện nguyện cho cơ quan y tế Pacific Health Center tại San Jose, Khang lấy xong bằng Thạc Sĩ Cơ sinh trong nửa năm và hoàn thành vào tháng 3/2011 văn bằng MS Ưu Hạng.

Con đường vào Ðại học Harvard

Nhờ vào điểm số Thi Tuyển Vào Ðại học Y Khoa (MCAT) cao (98%) và thành tích học hành nên vào niên khoá 2011, lại một lần nữa Ðinh Trọng Khang được 3 trường y khoa nổi tiếng thu nhận cùng một lúc:

mot-tam-guong-hieu-hoc4
2 vợ chồng Dr Đinh Trọng Khang và Dr. Kathryn Đinh trước cổng trường ngày Commencement 26/5/2016

– UC San Francisco

– Stanford Medical School

– Harvard Medical School

Riêng Harvard viết thư khuyên Khang hay đừng vội đi các trường khác vì Trường phải bình chọn gấp để rút Khang về với trường Harvard với con số học bổng là 250,000 USD.

Thế là Khang quyết định vào Ðại học Y Khoa Harvard kể từ ngày 16/8/2011.

Ðược vào Ðại học Y Khoa Harvard, một đại học nổi tiếng không những bậc nhất nhì nước Mỹ mà cả thế giới,  là một ước mơ to lớn không riêng gì cho một sinh viên nghèo như Ðinh Trọng Khang.

Nhưng tầm vuơn của Ðinh Trọng Khang còn xa hơn khi anh vừa học MD tại Harvard vừa song song học lấy bằng MD của một phân khoa cộng tác giữa Harvard – MIT hay còn gọi là Health Sciences and Technology (HST).

mot-tam-guong-hieu-hoc
Đinh Trọng Khang đang nhận bằng MD thứ 2 tại HST-MIT [Health Sciences Technology/Harvard + Massachusetts Industrial Technologie]
Năm năm dài thử thách trong đó có 1 năm đi research (nghiên cứu) vào ngày 26 Tháng Năm 2016 vừa qua, người sinh viên tên Ðinh Trọng Trữ Khang người Việt Nam duy nhất trong gần 200 nha sinh và y sinh bước lên nhận bằng MD tại tiền đình Gordon Hall, Harvard trướcsự chứng kiến của đông đảo phụ huynh từ khắp nơi nước Mỹ hay quốc tế về tham dự.

Chỉ một ngày sau, tân khoa bác sĩ tên Khang này lại bước lên khán đài tiếp nhận văn bằng MD thứ 2 tại trường Ðại Học Công Kỹ Nghệ Massachusetts (MIT) cũng là người VN duy nhất trong số 30 MD khác.

Cùng một lúc tốt nghiệp 2 văn bằng bác sĩ y khoa Ưu Hạng tại 2 trường Ðại Học danh tiếng nhất trên nước Mỹ và ngay cả thế giới, theo con mắt khách quan, đây thật sự là một thành tích học tập hiếm có ai đạt được.

Gương hiếu học của Ðinh Trọng Trữ Khang thật đáng tự hào cho chính bản thân và gia đình còn là niềm vinh dự tự hào cho bà con đồng hương Quảng Trị quê ngoại của anh nơi cha mẹ anh sinh ra và lớn lên, cùng là niềm hãnh diện cho quê nội Truồi của anh nơi có những chùm dâu ngọt nhớ đời.

Một mình là người VN giữa chốn ‘khoa trường’ muôn vàn thử thách của hai đại học Harvard và MIT, Ðinh Trọng Khang vẫn âm thầm hoạch định trong đầu óc những kế hoạch học hành ‘táo bạo, thách đố’ hơn và ‘nói là làm’ và phải ‘làm cho kỳ được’ dù bao nhiêu thiếu thốn cùng thử thách trước mắt anh vẫn chịu đựng cho đến lúc thành công.

Những năm dài trước mắt cùng vợ là Bác sĩ Kathryn Ðinh làm việc và học tại BV Washington University, Khang đang có học trình tiếp tục là một Specialist về xạ trị học.

Bà con của anh Khang hay người Quảng Trị, Truồi sẽ thắc mắc phải chăng trong thành công của anh ‘thấp thoáng’ truyền thống nhẫn nại và chí tiến thủ cùng khoa bảng của tiền nhân nước Việt?

Chúc Mừng Ðinh Trọng Trữ Khang và chúc anh tiếp tục thành công.

NQT