Menu Close

Ba điều bạn lầm tưởng trong nhiếp ảnh

Bất kể bạn đã bỏ ra bao nhiêu thời gian làm một người chụp hình, chắc có lẽ trong lúc nào đó, bạn đã có tin một điều gì đó là thật về nghệ thuật này mà điều đó lại là “giả”.

Một trong những điều đó là mode chụp bán-tự động tốt nhất để dùng, về sự giảm thiểu ISO tối đa, rằng bạn phải dùng chân máy tripod nếu bạn muốn có ảnh rõ, sắc nét.

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích rõ về những niềm tin sai lầm để xem sự thật là gì.

Niềm tin sai lầm #1: Mode chụp ảnh tốt nhất là Aperture Priority (Ưu tiên khẩu độ)

Ðồng ý rằng Aperture Priority là một mode tốt để phụ trợ cho nhiều trường hợp chụp ảnh  nhưng nó không phải là biện pháp hoàn hảo nhất cho tất cả trường hợp bạn gặp phải. Khi máy ảnh của bạn được gắn trên tripod, manual mode là một cách lý tưởng để chụp vì bạn không cần phải lo về tốc độ quá chậm để cầm trên tay cho vững. Tương tự, trong những trường hợp khi ánh sáng đều và vừa phải, manual cũng là một lựa chọn tốt vì bạn có thể tự tìm được độ phơi sáng dễ dàng và không cần phải lệ thuộc vào máy ảnh để đo ánh sáng cho bạn.

lam-tuong-trong-nhiep-anh1
Mode Av (aperture priority) không phải là giải đáp tốt nhất trong mọi trường hợp.

Trong những trường hợp khác, Shutter Priority là một lựa chọn tốt, chẳng hạn như khi bạn muốn cho “đứng” hoặc làm mờ động tác. Như chụp một trận đá banh (Euro 2016?), thác nước, hoặc xe chạy trên đường thì nhiều điểm nhấn được đặt vào tốc độ hơn. Ðôi lúc, khi người chụp lệ thuộc quá nhiều về aperture priority, họ lấy được ảnh có ánh sáng đúng, nhưng lại không có ý thức gì về dùng tốc độ cửa chập đúng cách để làm động tác dừng lại.  Mode shutter priority sẽ giúp xoa dịu vấn đề đó, cũng như mode manual.

Niềm tin sai lầm #2: Luôn luôn cần dùng ISO thấp nhất

Mười mấy năm trước đây, điều này chắc chắn là thật. Những máy ảnh kỹ thuật số thô sơ chưa được tinh xảo như những máy ảnh ngày nay, và trong nhiều trường hợp, chụp hình ở ISO 400 hoặc cao hơn có nghĩa bị một thúng hạt nhiễu (noise) và một tấm ảnh kinh dị.

lam-tuong-trong-nhiep-anh2
Ảnh ban đêm chụp ISO cao với máy Olympus OM-D E-M1. Nguồn: Robin Wong.

Nhưng kỹ thuật nhiếp ảnh đã tiến xa thật xa, và máy ảnh ngày nay có thể làm việc rất tốt, ngay cả ở những ISO cao. Thực tế là, với nhiều hệ thống máy ảnh, bạn có thể đẩy ISO tới 3200, 6400 và cao hơn nữa, và vẫn giữ được những hình khá “chất lượng”. Dù vậy, chuyện hoang đường rằng bạn phải chụp ở ISO 100 đôi khi vẫn còn lảng vảng.

Có những trường hợp lý tưởng để dùng một ISO thấp, đó là, nếu bạn đang chụp phong cảnh và bạn có ý định rọi lớn hình để treo trên tường, một ISO thấp sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Cùng trường hợp nếu với máy ảnh của bạn gắn trên tripod chụp chân dung trong studio

Tuy nhiên, cho gần như tất cả mọi áp dụng khác, tăng ISO lên là một chuyện rất bình thường. Nếu bạn ở ngoài đường chụp người lạ, chụp đám cưới, đi vòng quanh thế giới chụp wildlife, chụp ảnh trắng đen, v.v., đừng sợ dùng ISO cao hơn những gì bạn đã cảm thấy thoải mái trước đó. Bạn sẽ khám phá rằng nâng cao ISO có nghĩa rằng bạn có thể dùng tốc độ và khẩu độ tốt hơn, và đưa đến kết quả có ảnh tốt hơn về mặt kỹ thuật.

Niềm tin sai lầm #3: Bạn luôn luôn cần chân máy tripod

Có bao nhiêu lần bạn đi xa đến một nơi đông khách du lịch và thấy có người đặt máy ảnh của họ chễm chệ trên tripod? Quan niệm luôn luôn cần có tripod không phải là đúng. Có những lúc dùng tripod cũng có lợi – điển hình như chụp phơi sáng và chụp sao đêm.

lam-tuong-trong-nhiep-anh
Không nhất thiết lúc nào cũng dùng tripod

Nhưng dưới ánh sáng ban ngày, không có lý do nào chúng ta phải lục đục với chân máy. Nếu không dùng tripod, bạn cũng có thể di chuyển nhanh nhẹn hơn mà không phải mang nặng vô ích, và bạn có thể setup nhanh hơn và, ít nhất trong lý thuyết, sẽ chụp được ảnh đẹp hơn (và nhiều hơn!)

AN