Nhiều thực phẩm được mang “hào quang” có lợi cho sức khỏe, và khó mà phá bỏ được những chuyện thổi phồng lên như thế. Sau đây là sự thật về một số “huyền thoại” rất phổ biến đối với mấy loại thực phẩm chúng ta yêu thích:
Mật tốt cho sức khỏe hơn đường trắng
Có phải vì mật được tìm thấy trong thiên nhiên, nên chắc phải lành mạnh hơn đường? Chưa chắc đúng như vậy.
Vì đường trắng làm từ mía hoặc củ cải ngọt – cả hai đều là thực vật, và đều từ “thiên nhiên”.
Mỗi muỗng cà phê mật, hoặc đường, đều có khoảng 16 calories.
Tuy có nhiều cá nhân làm chứng về hiệu quả chống khuẩn và chống viêm của mật, nhưng những kết quả đó là dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứ chưa được chứng minh ngoài đời thường. Gần như tất cả các hiệu quả về sức khỏe gán cho mật còn chưa được kiểm nghiệm bên ngoài phạm vi nghiên cứu.
Ăn chocolate có lợi cho sức khỏe
Không phải mọi thứ chocolate đều giống nhau. Thành phần có lợi cho sức khỏe của chocolate là do một loại antioxidant đặc biệt gọi là flavanoid (hoặc flavanol). Nhưng đa số các chocolate không có đủ những flavanol này để được coi là có khả năng tăng cường sức khỏe.
Thậm chí tới 70% cacao dùng để chế biến thành chocolate cũng không giàu chất flavanol. Tuy các cuộc nghiên cứu cho thấy flavanol có thể hạ thấp huyết áp và làm cho các mạch máu được “thư giãn” để máu được lưu thông dễ dàng hơn, nhưng những nghiên cứu này chỉ mới tại phòng thí nghiệm.
Trong đời thường, ăn thường xuyên chocolate đậm mầu cũng không tạo được nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Chẳng hạn, nơi một số người, thấy ăn một phần tư pound chocolate đậm mầu mỗi ngày suốt liền 3 tuần, chỉ thấy huyết áp giảm đôi chút.
Mỗi ounce chocolate có tới 160 calorie, 640 calorie tạo ra chỉ từ chocolate thôi cũng đã là 1/3 lượng được khuyến cáo nên có trong một ngày.
Một thứ hột cacao đã được biến chế đặc biệt, gọi là CocoaVia (thương hiệu đã cầu chứng) chứa nhiều flavanols hơn, bán dưới dạng bột đóng thành từng gói riêng lẻ. Có thể dùng như bổ sung cho thức ăn chứ không là một loại thực phẩm.
Chọn yogurt đông đặc để giảm đường
Hoàn toàn là huyền thoại. Yogurt để đông đặc (frozen) là một lựa chọn để giảm béo nếu so sánh với ice cream, nhưng không là cách để giảm đường.
Lý do: Thực phẩm nào được làm giảm chất béo thì người ta lại thêm đường vào để cân bằng mùi vị.
Cách để biết là đọc kỹ nhãn (label) hoặc tìm thông tin trên mạng. Chỉ nếm thử không thôi không xác định được lượng đường có trong yogurt đông đặc.
Cũng có thứ yogurt đông đặc ít đường, hoặc không đường, dùng đường nhân tạo ít calorie và luôn được ghi nhãn rõ ràng.
Dưa hấu có nhiều đường
Không đúng vậy. Tuy dưa hấu có chứa fructose (đường trái cây) như những trái cây khác, nhưng 92% là nước. Không thể vì nó ngọt mà cho là có nhiều đường.
Lầm lẫn này là do ước tính mức độ dưa hấu ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dưa hấu có chỉ số glycemic (glycemic index) cao; chỉ số này để chỉ lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn một thực phẩm nào đó. Con số càng cao, đường trong máu tăng càng nhanh. Chỉ số glycemic của dưa hấu là khoảng 70 trên 100.
Nhưng con số này dễ gây lầm lẫn. Có một thuật ngữ khác chính xác hơn để chỉ tác động của một thực phẩm đối với lượng đường trong máu, đó là glycemic load. Dưa hấu có glycemic load rất thấp, có nghĩa là đường trong máu không thay đổi nhiều sau khi ta ăn. Glycemic load mới là yếu tố quan trọng hơn đối với sức khỏe.
Dưa hấu có nhiều ích lợi cho sức khỏe, không chỉ ít calorie (một cup chỉ tạo ra 45 calorie) mà còn chứa 20% số lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, 17% vitamin A, một ít chất xơ.
Vì là trái chín màu đỏ, dưa còn có antioxidant lycopene, nhiều hơn cà chua. Và cũng vì chứa nhiều nước, dưa còn là nguồn cung cấp chất lỏng cho cơ thể.
TM