Trong giao tiếp trò chuyện hàng ngày không nên bàn tới đề tài liên quan tới tình dục, chính trị, tiền bạc, chủng tộc và tôn giáo.
Ngoài ra nên tránh những câu nói vô duyên. Ðiều này có nghĩa là phải thận trọng trong lời nói, bởi có khi một nhận xét hay một phán đoán, có thể là vô tình thôi nhưng có thể làm cho người khác phật lòng khiến họ nghĩ rằng bạn đang nói xấu họ.

Ðừng để xảy ra tình huống sau đây được tác giả Peggy Post thuật lại trong sách Excuse Me… But I was Next:
Một bà vợ viết thư hỏi: Sau khi uống quá nhiều trong một bữa tiệc, điều ít khi xảy ra, ông chồng tôi nói một câu khôi hài mà tôi nghĩ có thể xúc phạm một vị khách. Chồng tôi sau đó lấy làm hối tiếc và muốn tôi quên điều đó đi. Nhưng bà chủ là bạn thân của tôi. Theo bà nghĩ tôi có nên xin lỗi bạn mình không.
Bà Peggy Post trả lời: Cũng khó mà xin lỗi giùm một người khác. Chồng của bà phải chịu trách nhiệm về cách ứng xử của mình – nếu như ông ấy cảm thấy câu nói xúc phạm người khác thì ông ấy nên tìm cách sửa lỗi. Còn nếu chính bà thấy ái ngại cho bà chủ thì bà có thể kể sơ lại sự việc. Nhớ đừng làm cho vấn đề trở thành nghiêm trọng. Thậm chí có thể bà chủ còn không nghe cả câu nói đùa kia, nên việc nhắc bà ấy chú ý tới câu đùa đó sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ. Lần tới gặp bà chủ bà chỉ nên nói nhẹ nhàng. “Như chị biết hôm ấy Sam có vẻ hơi đi quá lố – tôi nghĩ là ông ấy có thể làm Linda giận. Xin chị nói giùm bà ấy đừng để tâm.”
Vậy đó. Sau đây là những câu nói có thể khiến người đối diện phật lòng.
– Thằng nhỏ con trai chị trông xanh xao quá. Cháu có bệnh gì không?
– Tôi vừa nghe nói. Chị và gã Chris sắp sửa chia tay nhau phải không?
– Ông bệnh hả? Trông ông có vẻ mệt.
– Này, chiếc Lexus của bà trông bảnh đấy? Mua bao nhiêu tiền, trả hết chưa?
– Bạn vừa giải phẫu mũi hả? Trông kháu khỉnh đấy.
– Cái bầu của bồ lớn rồi đấy. Chừng nào sinh? (Thật sự người bạn ấy không có bầu!)
MH – Tổng hợp