Nhiều lời bàn tán về số lượng máy ảnh bán ra bị giảm sút, sẽ làm một số hãng chế tạo máy ảnh rời khỏi thị trường, hoặc bị “nuốt” bởi một công ty khác, hoặc còn tệ hơn nữa. Hầu hết những suy đoán đó đều không chính xác chỉ vì một lý do đơn giản: người ta quên đi mục tiêu của từng hãng.
Ngay trong thời điểm này, chúng ta có những hãng chế tạo máy ảnh đáng kể: Canon, Fujifilm, Leica, Nikon, Olympus, Panasonic, Pentax, và Sony. Chỉ nhiêu đó thôi, trừ khi bạn tìm được vài máy ảnh lác đác của những hãng nhỏ như Casio, Ricoh…
Nhưng mỗi hãng trong nhóm nói trên đều có mục tiêu khác nhau rõ ràng. Tìm hiểu về nó có thể giúp chúng ta hiểu thêm những ảnh hưởng sắp tới của máy ảnh.

Canon
Một mảng lớn nền kinh doanh toàn cầu của Canon là về hình ảnh. Mục tiêu đầu tiên của Canon đơn giản thôi: tiếp tục đứng hạng nhất trong một thị trường máy ảnh đang suy thoái, và giữ lại lượng khách khi họ nâng cấp. Mục tiêu thứ nhì của Canon là tái phát sự khuếch trương trong nhóm imaging của họ.
Tầm vóc tổng quát của Canon có nghĩa rằng họ có thể hứng đỡ một vài chướng ngại nhỏ dọc đường. Nhưng họ sẽ luôn luôn nhìn vào ba con số: cổ phần thị trường, khả năng sinh lợi, và phát triển. Ngay bây giờ những con số đó là: #1, tốt, tệ.
Fujifilm
Một mục tiêu rất đơn giản: tạo khả năng sinh lợi với hàng ngũ máy ảnh kỹ thuật số bằng cách phát triển chúng với sự kết hợp mẫu máy. Ở hạng cao cấp, họ dường như đang thực hiện được mục tiêu này, nhưng họ chưa thành công được ở hạng thấp nhất.
Sự pha trộn ống kính của Fujifilm thật ra sẽ giúp họ, vì nó sẽ thu hút khách hàng từ những hiệu máy ảnh khác (Canon, Nikon, Sony), cho nên đừng mong chờ họ thụt lùi tí nào.
Leica
Là một công ty đặc biệt, cao cấp, Leica thật sự không nhắm vào số lượng bán, họ nhắm vào việc tạo nên những cơ hội mới, độc nhất cho khách hàng của họ. Mục tiêu của họ là để duy trì uy tín của thương hiệu bằng cách làm việc theo đường lối Leica để khách của họ mua những món hàng mới.
Nikon
Mục tiêu của Nikon vẫn luôn luôn là phương pháp giảm chi phí để giữ vững vấn đề tài chánh của họ. Với thị trường ngày càng thu nhỏ, họ dường như đang mạo hiểm trong vụ đó.
Như Canon, Nikon muốn giữ tất cả khách hàng hiện đang có qua những đợt nâng cấp qua dụng cụ mới, cho nên hàng máy DSLR sẽ vẫn tiếp tục tồn tại. Khác với Canon, Nikon hình như đã trôi dạt và thất lạc trong tất cả mọi lãnh vực dưới hạng DSLR.
Olympus
Không nghi ngờ gì rằng phân đội máy ảnh của họ đã bị đẩy ra lâu rồi vì kém khả năng sinh lời.
Trong khi đó, phân đội ống kính đang không những sống mà còn sống khỏe và đang nhắm vào một số mục tiêu có nhiều tham vọng để bù lại cho những gì đang xảy ra bên phân đội máy ảnh.
Panasonic
Một mục tiêu đơn giản: thở để sống. Ðừng trông mong Panasonic làm một “cú lớn” để giành cổ phần thị trường. Họ đang tìm những sản phẩm vững chắc có tỷ lệ đầu tư tốt cho công ty. Miễn sao họ thành công trong công tác đó, họ có thể tiếp tục tiến tới.
Pentax
Mục tiêu căn bản: sống còn với bất cứ giá nào. Giữ khách hàng trung thành với những bước tiến nho nhỏ.
Sony
Có lẽ Sony là một sự pha trộn mục tiêu kỳ quặc nhất trong số những công ty sản xuất máy ảnh. Những hứa hẹn về chỗ đứng thứ nhì trong cổ phần thị trường vẫn chưa được thực hiện. Bất kể những thay đổi bên trong và tái thiết kế và sự nâng cấp nhanh chóng của các mẫu máy, Sony vẫn còn ở vị trí số 3 như trước đây. Nhưng trong nhiều phương diện, Sony lanh lợi nhất trong số những hãng sản xuất máy ảnh.

AN