Menu Close

Dùng smartphone để thực tập

Nhiều người có thể coi thường smartphone vì nó không là một máy ảnh chính thống, nhưng thật ra nó có giá trị  của sự thuận tiện cho người chụp ảnh ở tất cả trình độ. Nó là một vật luôn luôn trong túi bạn, và dễ dùng; khi cần chụp, bạn có sẵn một máy ảnh để ghi lại khung cảnh đó.

Phải công nhận, điện thoại iPhone hoặc Galaxy S7 của bạn không có những chức năng kỹ thuật như Hasselblad hoặc Leica, nhưng, không có nghĩa bạn không thể dùng nó để thực tập những kỹ năng chánh yếu để mang kinh nghiệm ấy qua một máy ảnh “thật” khi tới lúc.

Có một vài cách mà smartphone của bạn có thể giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn.

dung-smartphone-thuc-tap2

Thực tập bố cục

Trong khi smartphone không có cùng mức độ điều khiển như những máy ảnh chính thống, nhưng chắc chắn bạn vẫn có thể thực tập lấy khung và bố cục. Thường thường, bố cục của một tấm ảnh sẽ làm cho nó “đạt” hoặc “hỏng”, cho nên dùng điện thoại của bạn để thực tập thật vô cùng tiện dụng.

Khi dùng điện thoại của bạn để thực tập bố cục, làm những thứ như chú ý hai bên của khung để chủ thể của bạn không bị “cắt cụt” bất ngờ, như tay, chân… Cũng như vậy, bạn nên bỏ thời gian để thăm dò hậu cảnh (background), để biết chắc chắn nó sẽ không tranh đua với chủ thể của bạn.

dung-smartphone-thuc-tap1

Học cách điều khiển ánh sáng

Ánh sáng quan trọng với smartphone cũng như với một máy ảnh lớn. Khi dùng điện thoại của bạn, nhận xét cách ánh sáng tác động với chủ thể của bạn. Ánh sáng có làm cho chủ thể của bạn bị “cháy” không? Quá nhiều hay quá ít độ tương phản? Nếu có những kết cấu thú vị, để ánh sáng chiếu ngang có thể làm cho nó nổi hơn. Thám hiểm Giờ Vàng để xem làm sao bạn có thể dùng ánh sáng dịu để tạo ảnh có ấn tượng hơn.

Ðiểm tôi muốn nói là cách smartphone “lấy” ánh sáng cũng giống như một máy ảnh lớn. Làm quen với nhiều loại ánh sáng khác nhau và phát triển sự hiểu biết làm sao ánh sáng “thêm” hay “bớt” từ những kiểu bố cục khác nhau là một bước quan trọng cho khả năng chụp ảnh đẹp hơn.

Học cách chỉnh sửa

Chỉnh sửa hình có lẽ là một trong những công việc bất ổn nhất cho những người mới bắt đầu chụp ảnh. Những phần mềm như Lightroom và Photoshop chắc chắn có cả trăm cách để tu bổ ảnh, nhưng với tất cả những sự lựa chọn đó, một người mới chơi có thể sẽ rất “mù tịt”.

Smartphone là một cách tốt để khai thác một hiểu biết căn bản làm sao để chỉnh sửa ảnh. Ở trên mạng có hàng chục app có hạng bạn có thể dùng để sửa ảnh của bạn. Những app thông dụng nhất gồm có, Lightroom for Mobile, VSCOCam, Snapseed, và Mextures. Tất cả những apps này có một đặc điểm chung là bạn có thể chỉnh sửa những phần căn bản của tấm ảnh, từ độ sắc màu và tương phản cho tới vùng sáng, vùng tối tới độ nét và cân bằng trắng.

Với sự thực tập chỉnh những settings này trong một môi trường tương đối đơn giản của một app trên smartphone, bạn có thể học hỏi dễ hơn và nhanh chóng hơn làm thế nào mỗi cách chỉnh ảnh hưởng tới hình của bạn. Một lần nữa, mặc dù tiến trình này hơi khác nếu bạn dùng một phần mềm hẳn hòi trên computer của bạn, những nguyên tắc vẫn giống nhau. Cho nên, có một sự hiểu biết căn bản về những điều chỉnh này sẽ làm bạn thành một người chụp ảnh giỏi hơn, dù cho bạn chỉ dùng một smartphone.

Học cách sáng tạo

Chụp ảnh với điện thoại của bạn tự nhiên sẽ dẫn đến sự sáng tạo. Có thể là vì nó dễ xài. Có lẽ vì số lượng app có sẵn để giúp bạn edit ảnh, cho thêm filter kiểu cọ, vọc với texture…v.v. Nhưng có lẽ còn hơn những máy ảnh truyền thống, nhiếp ảnh đối với một số người là một quá trình sáng tạo khi bạn dùng điện thoại. Tận dụng nó như một ưu thế để trở  thành một người chụp ảnh tốt hơn. Thử lấy những góc cạnh khác nhau. Dùng apps để tạo ảnh với cái nhìn vintage.

dung-smartphone-thuc-tap

Nhắn gửi chính của bài này là – điện thoại của bạn cho bạn rất nhiều sự uyển chuyển khi nói về nhiếp ảnh. Không có áp lực gì. Không giới hạn gì. Khai thác khả năng đó và sử dụng những bí quyết chúng ta đã học hỏi ở đây để giúp bạn phát triển phong cách của bạn và cái nhìn của một người chụp ảnh, và bạn sẽ sẵn sàng hơn để cải tiến bố cục, framing… và những khía cạnh kỹ thuật của nhiếp ảnh  cho  đến lúc dùng một máy ảnh “thật”. 

AN