Menu Close

Thêm ba điều bạn tưởng là thật về nhiếp ảnh

Trong một bài Góc Nhiếp Ảnh tháng trước, chúng ta đã tham khảo về ba quan niệm sai lầm rất phổ biến trong nhiếp ảnh. Trong bài viết đó, chúng ta khảo sát về những ý tưởng rằng aperture priority là mode chụp tốt nhất, rằng luôn luôn phải chụp với ISO thấp nhất, và rằng chân máy tripod là một sự cần thiết cho đa số ảnh.

Sau khi đã “lật tẩy”, chúng tôi nghĩ chắc sẽ thú vị để vạch thêm ba “hiểu lầm” khác về nhiếp ảnh.

  1. Nhiếp ảnh nên luôn luôn phản ảnh sự thật

Trừ khi bạn là một tay chụp ảnh phóng sự (photojournalist), hoặc một người chụp ảnh thiên nhiên hoang dã (nature & wildlife photographer), ảnh của bạn không cần phải chính xác theo sự thật. Nhiếp ảnh là một nghệ thuật, và vì đó, bạn được tự do sáng tạo để làm gì với tác phẩm của bạn tùy theo ý muốn. Hơn nữa, cách bạn tạo ảnh  có thể hoặc không thể đồng ý với cách người khác nhận thức nó. Bạn có thể tạo một hình ảnh mà bạn nghĩ sẽ đem lại cảm giác vui tươi, nhưng người xem có thể nhìn nó hoàn toàn khác hẳn.

  1. Chụp ở khẩu độ f/2.8 sẽ cho bạn ảnh đẹp hơn

Dĩ nhiên, nếu bạn chụp ảnh chân dung, f/2.8 sẽ cho bạn một tấm ảnh đẹp hơn là bạn chụp cùng cảnh đó / người đó ở khẩu độ f/16. Chiều sâu trường cảnh cạn của f/2.8 sẽ tạo nên một hậu cảnh mờ ảo, chứa đầy “bô-kê” đẹp mắt, và làm nổi chủ thể của bạn.

Nhưng chụp ở khẩu độ f/2.8 không phải luôn luôn là cách đúng. Không phải tấm ảnh nào bạn chụp cũng cần chiều sâu trường cảnh cạn. Không phải hậu cảnh nào cũng cần bị mờ. Thật ra, có những lúc khi đề tài của ảnh cần thiết một khẩu độ nhỏ (số f lớn) để bạn có thể “kể lại câu chuyện” một cách hữu hiệu hơn. Thể loại chụp phong cảnh chắc chắn là một trong những trường hợp khi bạn cần chụp với một khẩu độ nhỏ.

Mặc dù chụp với khẩu độ rộng nhất có vẻ thú vị và cho bạn nhiều ánh sáng, điều đó không bảo đảm bạn sẽ có hình tốt hơn. Chỉnh khẩu độ tùy theo nội dung ảnh để có thêm thành công mỹ mãn.

nhung-dieu-ban-tuong-that-trong-nhiep-anh1
Đôi khi chụp ảnh với khẩu độ nhỏ (f/10) thích hợp hơn với nội dung ảnh và “kể lại câu chuyện” tốt hơn. Nguồn: stackexchange.com
  1. Ảnh của tôi “dzởm” nếu nó không hoàn hảo

Cũng tương tự như cố gắng tạo ra bức ảnh  +++++++“rất thật”, để có một bức ảnh hoàn hảo về mặt kỹ thuật là một công việc khó khăn. Ngay cả những tay ảnh lão luyện nhất cũng không thể tạo mỗi tấm ảnh hoàn hảo từ góc này qua góc kia. Thường thường có một yếu tố bố cục nào đó bị thiếu sót hoặc dùng không đúng chỗ, một vùng ảnh bị quá tối hoặc quá sáng chói, hoặc một chủ thể không hẳn tuân theo luật một phần ba. Nhưng không sao!

nhung-dieu-ban-tuong-that-trong-nhiep-anh
Chỉ vì một vài cọng cỏ che mặt người mẫu, không hẳn tấm ảnh chân dung này là đồ bỏ. Ảnh: Sandy Phimester

Những điểm thiếu hoàn chỉnh trong ảnh của bạn chụp không có nghĩa là ảnh của bạn quá tệ. Mặc dù ánh sáng hơi thiếu hoàn hảo, bạn vẫn có thể có một tấm ảnh rất thú vị và đầy kích thích về thị giác. Ngay cả khi người mẫu của bạn quay nhìn chỗ khác lúc bạn bấm nút chụp không có nghĩa ảnh chân dung đó là đồ bỏ. Vấn đề là nếu bạn khám phá rằng một tấm ảnh của bạn chụp không hẳn đúng ánh sáng hoặc không rõ như bạn muốn, hãy khoan cho nó vào sọt rác. Còn nhiều yếu tố khác trong một tấm ảnh hấp dẫn hơn chỉ ở khía cạnh kỹ thuật.

Bạn hãy ra ngoài chụp hình, đừng lo nghĩ về chuyện hoàn hảo, và bỏ những quan niệm sai về nhiếp ảnh qua một bên. Bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn, và có thể sẽ có kết quả tốt hơn luôn!

AN