Ðây là vấn đề khá tế nhị, tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa.
– Một bạn trên yahoo phát biểu: Tôi thấy dân mình rất sang, thông thường mỗi khi đi ăn uống chung, một người hay giành trả tiền cho cả nhóm. Trong khi, bên Âu Mỹ họ có thói quen “mạnh ai nấy trả”, hoặc khi rủ bạn bè đi ăn, họ vẫn nói “lát nữa đi ăn nhé, ở Tokyo One như thường lệ”, nói một cách rất thoải mái, dù là bạn trai mời một bạn gái đi ăn, trừ trường hợp là người yêu thì không kể. Khi được rủ rê như thế người trong cuộc hiểu rằng mỗi người sẽ trả tiền phần mình. Còn như mình muốn đãi bạn thì người chủ xướng sẽ nói: Chiều mai chúng ta đi ăn nhé. Tôi mời ông bà.

– Một bạn khác nêu ý kiến: Ðiều bạn nêu cũng là một nết văn hóa cần bàn. Tôi cũng đồng ý với ý Thạch Thảo -một bạn trong nhóm- nói: là phong cách Tây hay Ta đều có cái hay cái dở. Xin bàn qua một chút:
– Cái hay của phong cách Tây: không gây khó cho một ai, tạo được sự bình đẳng trong cái việc nhỏ nhưng khó nói là ăn uống.
– Dở: Sự sòng phẳng quá cũng trở thành cứng nhắc, đôi khi thấy hơi kẹo một chút. Hồi mới sống ở Nga, tôi rất ngạc nhiên, khi thấy các sinh viên nam, mời bạn gái đi ăn, sau đó đến cuối bữa thì ai móc túi người ấy, vô lý quá! Tôi mà như cô gái, không có lần mời thứ 2 đâu.
– Hay trong phong cách của người Việt: Ðừng để diễn ra cảnh “ngồi đồng” – khó coi lắm. Khi mời ăn uống xem chuyện vật chất là nhẹ, tình cảm là lớn, nên người nào chủ động mời, người ấy thanh toán. Nếu quan hệ ấy là bạn bè thì vui vẻ. Quan hệ công việc thì được việc. Ðó là nói chung. Tất nhiên vấn đề còn có mặt này mặt khác. Ta sẽ nói sau.
Bạn có ý kiến gì không, xin đóng góp.
MH – Tổng hợp