Menu Close

Lũ lụt miền Trung (kỳ 2)

20161015084434-anh2

Chúng tôi đến Lệ Thủy, Quảng Bình lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật ngày 16 tháng 10 năm 2016, lúc này nước lũ đã rút đi có nơi 1.5 mét, có nơi 2 mét, nghĩa là “đã qua cơn đại hồng thủy”. Tuy nhiên, đường đi vào trung tâm huyện Lệ Thủy, đặc biệt là vào thị trấn Kiến Giang hầu như vẫn còn mênh mông nước, chỉ có một phương tiện duy nhất để vào bên trong là đò máy. Nhà đò lúc này cũng tranh thủ làm ăn, hét giá một chuyến đò chạy dọc nhánh sông nhỏ của Kiến Giang với giá 200 ngàn đồng, đoạn đường ước chừng 3km. Thói quen làm ăn cơ hội của rất nhiều người biết kiếm tiền trong lúc đồng loại gặp tai họa chăng?!

Kỳ 2: Ba Đồn không điện không cơm

Vào nhà bà Vấn, hỏi thăm câu nào bà cũng không biết trả lời làm sao, gương mặt lơ ngơ, thất thần của bà cũng như vẻ ngơ ngác của đứa con trai 18 tuổi nhưng nhìn giống đứa mười ba của bà khiến tôi chỉ biết im lặng mà buồn, mà nhìn quanh căn nhà trống hoác, chỉ có ghe vỏ lon nước trôi nổi mà bà mới đi vớt lúc chiều là có đầy một chút. Hình như đó cũng là của quý gia đình bà. Chúng tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài việc tự xin phép chụp mấy bức ảnh hai mẹ con bà và biếu bà một ít tiền rồi đi.

Tình người giữa biển khổ

Lúc này cô bé lại bơi ghe đi tìm cho tôi một chiếc đò, phải là đò máy loại lớn chứ ghe hay thuyền loại nhỏ thì không thể nào ra đường được bởi con nước vẫn còn chảy quá xiết, mà giữa một biển nước trên cánh đồng Lệ Thủy sâu có chỗ vẫn còn 2 mét, 2.5 mét thì nếu lỡ có chuyện gì coi như hết đường về.

Cuối cùng cô bé cũng tìm giúp cho tôi được một chiếc đò máy loại lớn.

Tôi tặng nó 5 tờ 100 ngàn để mai mốt nó mua vở sách cho nó và em nó, vì nước đã ngập ướt sạch. Nó mừng vui cầm số tiền, nhưng rồi chưa đầy một phút sau, nó bảo: “Chú ơi, cho cháu trả tiền lại chú!”.

Thêm một đêm sống chung với bùn
Thêm một đêm sống chung với bùn

“Vậy thì chú cho cháu nói, cháu xin chú hai trăm ngàn thôi, hai trăm là quá đủ để cháu mua tập cho hai chị em. Sách ướt nhưng cháu phơi sẽ khô rồi học cũng được, chỗ nào mờ quá thì mượn bạn đọc, chắc của bạn không bị mờ đúng chỗ sách của cháu mờ đâu mà chú lo! Chỉ có tập ướt rồi thì khó viết nên cháu xin chú hai trăm thôi!”.

Nói xong nó dúi ba tờ trăm ngàn đồng vào tay tôi. Mặc dù tôi muốn năn nỉ nó nhận nhưng tôi biết cô bé này cá tính và nếu năn nỉ nó, nó sẽ nhận nhưng chắc chắn bị tổn thương. Tôi chỉ biết im lặng mà cầm lại ba trăm ngàn bỏ vào túi. Tự dưng thấy cảm động lạ thường, giữa mưa lũ, khốn khó, cái sự lương thiện và niềm hy vọng hiện ra rất rõ nét. Tôi ngồi đò và đi ngược lên quốc lộ 1A, bắt xe buýt ra thị xã Ba Ðồn.

“Sao vậy? Sách vở cháu ướt, cháu cầm đi để mua cho cháu và cho em cháu chứ!”.

“Dạ, cháu mừng lắm, nhưng đây là trách nhiệm của cháu, cháu phải đưa chú đi chụp hình, viết bài để mọi người đọc báo mà thương, mà giúp đỡ cho những người như bà Vấn. Bây giờ cháu lấy tiền thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa!”.

“Không, cái này chú tặng cháu chứ không phải trả công!”.

Trời bắt đầu nhá nhem tối khi đến Ba Ðồn, ngồi trên xe buýt, tôi lại một lần nữa ngạc nhiên, chiếc xe buýt ghi biển chạy Ðồng Hới – Ba Ðồn. Nghĩa là về đến bến Ba Ðồn thì xe trả khách, ai muốn đi đâu thì tiếp tục đi. Giá vé mỗi người 50 ngàn đồng là giá chung giữa hai bến này. Nhưng chủ xe hỏi từng người rằng đi đâu và bắt đầu mở iPhone lên coi từng địa điểm bị ngập, vẽ ra những tuyến đi để đưa từng người về đến nhà.

Xe đi qua một con đường bê tông dọc theo một nhánh sông Gianh nhỏ chảy qua Cồn Sẻ, cứ như vậy, nó chạy giữa hai bên là hai biển nước mênh mông, một con đường nhỏ xíu nằm lọt thỏm giữa biển nước, thi thoảng liu phiu vài cây bạch đàn, vài cây dương liễu đong đưa hiu hắt, nhìn quanh cứ có cảm giác đây là chuyến xe chạy trong phim truyện chứ không phải ở ngoài đời thật. Bác tài xế thì luôn miệng kể chuyện hài cho mọi người cười. Không thể chịu đựng hơn nữa tính tò mò và sự thắc mắc đang đánh trống chiên trong bụng, tôi buột miệng: “Bác tài ơi, sao không trả khách trên bến mà về đây vậy bác?”.

“Lẽ ra trả khách trên bến nhưng mà lũ lụt, nhà nào cũng khó khăn, tiền đâu mà họ đi xe ôm về, taxi thì chắc chắn là không đi nổi rồi, mà lụt mới ngập xong, xe máy nào cũng bị ngấm nước chết máy, lấy xe đâu mà người nhà họ đi đón, thôi mình đưa họ về nhà cho yên tâm!”.

Ui chao là bùn non!
Ui chao là bùn non!

“Bác không sợ tốn xăng dầu sao?”

“Bình thường thì sợ tốn lắm chứ, phải tính từng đồng, còn bữa nay thì không thể tính toán gì, phải đưa khách về tận nhà. Ðây là con đường xương cá, có những con đường nhỏ chẻ vào các khu làng. Nhưng nghiệt nỗi đường làng còn ngập quá sâu nên mình phải chở đến gần cuối con đường này có một con đường nối đi vòng ngược lại, đường đó chưa bị ngập. Tới đó họ đi bộ về chứ xe vào không được!”.

“Nếu xe vào được bác tài có đi không?”.

“Ði chứ, người nào không có tiền tôi cũng chở. Vì mưa lụt phải tương trợ lẫn nhau, người tỉnh khác, nơi đâu không quen biết, không hề nhìn thấy cảnh mình làm lụng vất vả mà người ta còn giúp nhau được. Chút nữa trả khách ở điểm cuối, tôi mượn ghe chở anh tới xã Quảng Văn, có nhiều nhà đói rách, tội nghiệp lắm! Lụt xong là mất hết!”.

Nói xong, ông tài xế xuống xe ở Cồn Sẻ, giao xe cho cậu phụ xe lái tiếp, cậu này lái lúng ta lúng túng làm tôi lo nơm nớp. Cứ tưởng bác tài đi đâu, ai ngờ xe đi đến điểm cuối thì ông cũng lái ca nô chạy đến chỗ xe dừng và đợi đó từ trước.

Nước quý gần bằng vàng
Nước quý gần bằng vàng

Không điện, Không nước, Không cơm

Cùng đi với tôi và ông Hải (tài xế xe vừa kể) là một cô bé sinh viên Ðại học Sư phạm Huế, cô đã mua vé tàu lửa hôm 14 tháng 10 để về nhà cho kịp giúp cha mẹ chống lũ nhưng đi đến Ðồng Hới thì bị kẹt tàu vì nước lũ băng đường, hơn bốn chục chuyến tàu bị hủy và mười đoàn tàu kẹt lại ở ga Ðông Hà, Ðồng Hới. Cô sinh viên này ngủ ngoài hiên sân ga một đêm lại bị móc túi không còn đồng nào. Ðến khi nước rút nhưng nghe đâu đường sắt bị nước lũ uốn cong, nhiều nơi còn bị xói mòn đất đá nền nên tàu chưa đi được, cô ra đường cái đón xe xin đi nhờ từng đoạn, gặp xe ông Hải, ông cho đi thẳng về nhà.

Tôi và ông Hải đến nhà cô bé sinh viên trước, lại một cảnh tượng hãi hùng hiện ra, một cái lu đựng gạo còn dính một ít gạo, bị bể bên hông nằm nghiêng ngả trước một căn nhà gỗ tuềnh toàng. Trong nhà có năm người đang đợi cô sinh viên về, hai đứa con trai, một đứa bé gái và hai vợ chồng trung niên, trạc 45. Cả năm người đứng ngoài sân. Ðang đi với chúng tôi, tự dưng nhìn vào nhà, cô sinh viên vừa khóc mếu máo vừa nói to trong tiếng nức nở: “Mẹ ơi con về đây rồi!”.

H13

Bà mẹ đứng chết lặng trong sân, ông cha chạy ra đón chiếc túi xách của đứa con gái, vỗ vỗ lên đầu con: “Lớn rồi, đừng khóc nữa tài sản của bố ơi!”. Nghe vậy, cô bé khóc nức nở.

Mà thú thực là cô bé không khóc cũng không thể cầm lòng được khi gia đình cô quá nghèo khổ phải nuôi bốn đứa con ăn học, đứa con trai đầu học năm thứ tư trường Ðại học bách khoa Ðà Nẵng, cô bé là con thứ, đang học năm cuối Ðại học Sư phạm Huế, đứa em gái kế cô sư phạm đang học lớp 10 và đứa con trai út thì học lớp 8. Cha mẹ cô bé chỉ làm nông, chăn nuôi, ngoài ra những ngày rảnh đi làm thuê cuốc mướn, phụ hồ.

Trong khi đó gạo không còn để ăn vì ướt, lúa ướt sắp nảy mầm, hai con heo bị lụt cuốn trôi, mọi thứ tan hoang. Nhìn vào mâm cơm hai ông bà dọn chờ con gái về (nói là mâm cơm cho sang chứ một nồi cơm nguội đã lên mùi hơi thiu vì nước bạt, tôi có kinh nghiệm này, hễ có nước lụt, có hơi nước bạt thì cơm nấu rất nhanh thiu) và một chén muối tiêu. Mọi thứ tan tành, cơm không còn để ăn, nước không có để rửa, điện cũng không có, chỉ dùng đèn pin sáng nhoi nhói…

Một người có suy nghĩ về con người sẽ bật khóc ngay khi nhìn cảnh này! Nhất là nhìn ra chung quanh, thôn xóm đìu hiu, ai cũng giống ai, cũng lạnh vì áo quần ướt, trôi mất, dính bùn non, cũng đói và cũng thở dài…!

H15

H17H23

Xin mời xem tiếp kỳ 3 Hương Sơn, Ngà Sâu thăm thẳm nỗi buồn

 

Anh Mặc Lâm (người chịu trách nhiệm khu vực ĐÔNG NAM Á của đài RFA), gởi những lời nhắn đến đồng bào có lòng hảo tâm muốn giúp kẻ hoạn nạn, với nội dung:

Cha Giuse Trần Chính Trực, nhà thờ giáo xứ Tân Hội, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sáng nay đi cứu trợ lụt. Ngài không phân biệt là lương – giáo mà tìm đến từng ngõ ngách để giúp đỡ người dân đang gặp khó khăn. Ngài vừa báo đã hết mì và đi mua nợ để tiếp tục trợ giúp những bà con đang bị cô lập trong cơn lũ.

Nếu quý vị nào chung tay giúp đỡ bà con, vui lòng liên lạc trực tiếp với Cha Trực, điện thoại: 0989678456

Xin chia sẻ tin tức này qua Facebook mong mọi người gọi trực tiếp cho Cha Trực xem thử giúp được gì cho Cha hay không. Ngài đang rất khó khăn và nói với tôi Ngài rất cần lương khô, mì tôm và nước sạch mà những thứ ấy phải mua bằng tiền. Xin mọi người góp một lời cho bạn bè khắp nơi cứu giúp người khốn khó. Xin gởi tin này đến mọi người.

Tài khoản của Cha Trực xin ghi lại:

Trần Chính Trực – Ngân hàng VietcomBank – Chi nhánh Vinh Số tài khoản: 0101000747085

 Tài khoản nước ngoài:

Trần Chính Trực – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV Chi nhán Quảng Bình

Swift Code: BIDV  VNVX

Gửi tiền Việt: # 53210000328259

Gửi USD: # 53210370029459