Menu Close

Những dấu hiệu bệnh mất trí nhớ (kỳ 1)

Chứng mất trí nhớ là căn bệnh tác hại không chỉ trên người bệnh mà còn cả với người trong gia đình và bè bạn khi họ phải chứng kiến người thân yêu biến thành những bóng mờ không nhận ra được chính mình.

Đó là một căn bệnh đáng sợ, và buồn thay, không có thuốc chữa (hoặc là chưa có). Nhiều cuộc nghiên cứu đang thực hiện để giúp chúng ta hiểu biết hơn về căn bệnh này.

Tuy vậy, lúc này đây, nếu phát hiện sớm cũng giúp kiềm chế được bệnh và làm chậm lại tiến trình phát triển.

Có một số dấu hiệu nổi bật, cốt yếu để biết được bệnh trong giai đoạn đầu. Bạn nên tìm hiểu, và nếu thấy xuất hiện nơi những người quen biết, hãy nói lên để giúp họ sớm xử trí.

Thế nào là chứng mất trí nhớ?

Từ “dementia” (chứng mất trí) có thể dùng để chỉ hàng trăm thứ bệnh rối loạn tâm thần (mental disorders) trong đó có Alzheimer’s, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, và nhiều nữa.

Tuy vậy, Alzheimer là hình thức thông thường nhất của chứng mất trí nhớ, chiếm từ 50-70% tất cả các trường hợp mất trí.

Vậy “dementia” là một từ ngữ bao trùm (umbrella term) để chỉ những trường hợp bất quân bình về suy thoái và không thuốc chữa mà đặc tính là do tâm trí suy nhược.

 

– Dấu hiệu cảnh báo #1: Mất trí nhớ ngắn hạn

Ai cũng có lúc thỉnh thoảng không nhớ đã để chìa khóa ở đâu, nhưng nếu thấy càng ngày càng quên những gì mới xảy ra gần đây, thì đó có thể là dấu hiệu mất trí nhớ.

Với chứng mất trí nhớ ngắn hạn (short term memory) một người có thể nhớ rõ ràng những việc xảy ra cả hàng chục năm trước, nhưng quên những việc mới làm ngày hôm qua.

1

– Dấu hiệu cảnh báo #2: Khó lựa từ ngữ

Không nhớ được từ ngữ là một dấu hiệu khác của chứng mất trí nhớ.

Dường như người nói đang cố moi ra một từ ngữ nhưng không thể nắm bắt được. Và đó không phải là những chữ mới lạ hoặc rất đặc biệt, mà có thể xảy ra với những từ ngữ dùng nhiều lần một ngày.

Điều này làm cho cuộc chuyện trò chậm lại và đưa đến tâm trạng thất vọng, nhưng cũng chứng tỏ những trung tâm ngôn ngữ trong óc có vấn đề.

2

– Dấu hiệu cảnh báo #3: Thay đổi tâm trạng

Bỗng dưng thay đổi tâm tính cũng là điều thường thấy trong giai đoạn đầu của bệnh mất trí nhớ

Nhiều khi, bệnh nhân mất trí nhớ trải qua các giai đoạn suy trầm, nhưng đây không phải là những thay đổi duy nhất về tâm tính. Mà thay đổi có thể là về bất cứ chuyện gì, nhưng thường là đột ngột, không ngờ, và có thể không liên quan chút nào đến những gì đang xảy ra lúc đó.

 3

– Dấu hiệu cảnh báo #4: Cảm thấy thờ ơ

Sự suy trầm mà người mắc chứng mất trí nhớ cảm thấy, có thể biểu lộ ra thành trạng thái ơ thờ.

Người đó có thể chẳng còn quan tâm đến những thú riêng có thời từng ưa thích, hoặc bỗng dưng không muốn đi ra ngoài nữa.

Thờ ơ cũng là một dấu hiệu của trầm cảm, vì thế nếu chỉ có đó là triệu chứng duy nhất thôi, thì không phải là chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên, nếu thấy có những thêm triệu chứng khác nữa, thì đó có thể là một dấu hiệu mất trí.

4

– Dấu hiệu cảnh báo #5: Khó tập trung

Với chứng mất trí nhớ, sự tập trung bị ảnh hưởng, nhất là khi phải giải quyết những khó khăn hoặc đặt ra những dự định.

Họ có thể thấy khó mà hoạch định ra được điều gì, hoặc là theo được một chương trình họ đã lập ra trước kia. Người khác thì bỗng dưng thấy khó làm việc tính toán với những con số.

5

(còn tiếp)