Menu Close

Phong trào ‘Việt Nam nói là làm’: Dân mạng đang ‘like’ điều gì?

Nhiều bạn trẻ đang đưa ra những thách thức 'nói là làm' nếu nhận được lượt like nhiều như mong muốn. Ảnh: Getty / BBC
Nhiều bạn trẻ đang đưa ra những thách thức ‘nói là làm’ nếu nhận được lượt like nhiều như mong muốn. Ảnh: Getty / BBC

Hiện nay đang có trào lưu “Việt Nam nói là làm,” tạo ra những vụ cười ra nước mắt.

Tẩm xăng tự thiêu, nảy sông, sau khi được $0.000 like trên Facebook. Ảnh: Báo Lao Động
Tẩm xăng tự thiêu, nhảy sông, sau khi được 40.000 like trên Facebook. Ảnh: Báo Lao Động
Tẩm xăng đốt người, nhảy lầu, khi được 40.000 like trên Facebook. Ảnh: Thế giới không người lạ
Tẩm xăng đốt người, nhảy sông, khi được 40.000 like trên Facebook. Ảnh: Thế giới không người lạ

Gần đây nhất, một thanh niên 21 tuổi, sống tại Sài Gòn, sở hữu trang cá nhân có gần nửa triệu người theo dõi, đăng tin: Anh ta sẽ nhảy từ tầng bốn tòa nhà Bitexco xuống,nếu có một triệu người bấm ‘like.’ Vài hôm sau, có ba triệu người xem video và có hơn 300.000  lượt ‘like.’ Người này, hồi tháng Chín cũng đã “đốt người” và nhảy cầu, để thực hiện lời hứa khi bức ảnh của anh ta nhận được 40.000 lượt ‘like.’

Nữ sinh đốt trường, vì 1000 like trên Facebook.Ảnh: YouTube
Nữ sinh đốt trường, vì 1000 like trên Facebook. Ảnh: YouTube
Cô gái mang xăng đến đốt trường sau khi tuyên bố trên facebook "nói là làm" nếu được 1.000 like. Ảnh báo Tuổi Trẻ
Cô gái mang xăng đến đốt trường, sau khi tuyên bố trên facebook “nói là làm” nếu được 1.000 like. Ảnh báo Tuổi Trẻ

Tháng Mười vừa qua, truyền thông Việt Nam đưa tin: Một bé gái 13 tuổi ở tỉnh Khánh Hòa đổ xăng đốt trường, sau khi có “đủ ngàn like” trên Facebook.

Nạn nhân bị phỏng hai chân, sau khi đốt trường. Ảnh: Tin Đất Việt
Nạn nhân bị phỏng hai chân, sau khi đốt trường. Ảnh: Voa / Tin Đất Việt
Sau khi đủ lượt "câu" like như thách thức trên mạng, nữ sinh Khánh Hòa mang xăng tới đốt một ngôi trường. Ảnh: Báo Giao Thông Vận Tải
Đủ lượt “câu” like như thách thức trên mạng, nữ sinh Khánh Hòa mang xăng tới đốt một ngôi trường. Ảnh: Báo Giao Thông Vận Tải

Cô bé phải nhập viện vì bỏng nặng, sau đó nói với báo Thanh Niên rằng: Khi đăng lên Facebook nội dung “đủ 1.000 like sẽ đốt trường,” chỉ là đùa vui. Đến khi đạt số “like” cô bé rất sợ hãi và bỏ trốn, ” nhưng người ta mua xăng, ép bé đốt trường “nếu không sẽ bị đánh.”

Tiến Sĩ Đặng Hoàng Giang. Ảnh: Khối Giáo dục FPT
Tiến Sĩ Đặng Hoàng Giang. Ảnh: Khối Giáo dục FPT

Trao đổi với đài BBC Tiếng Việt, Tiến Sĩ Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội và là tác giả chính luận, cho biết:  “Có thể những bạn trẻ muốn thực hiện mục tiêu ‘nói là làm’ trên mạng xã hội, nhằm gây chú ý và nhận được sự tán thưởng từ đám đông. Họkhông có lỗi; v hành vi này có thể được lý giải là do họ không được phát triển tâm lý lành mạnh, cũng như thiếu một nền tảng nhân văn, nên  khao khát làm những điều nổi loạn, táo bạo.”

Like trên Facebook. Ảnh: haylike.net
Like trên Facebook. Ảnh: haylike.net

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, có thể là vì “like” những điều không-liên-quan-đến-chính-trị, sẽ an toàn cho bản thân, không có nguy cơ bị chính quyền “thẩm vấn.” Vì thế những người trẻ tuổi, chỉ thích nhấn “like” đối vớ những chủ đề “vô thưởng vô phạt,” hơn là những vấn đề mang tính chính sự,  như biểu tình đòi đóng cửa Formosa, hay tính minh bạch của hoạt động cứu trợ lũ lụt Miền Trung, hoặc quan chức tham nhũng…

Status "Việt Nam nói là làm" của một thanh niên trên Facebook. Ảnh: báo Tuổi Trẻ
Status “Việt Nam nói là làm” của một thanh niên trên Facebook. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ