Lúc chúng tôi rời nhà ông Thành (tên của người cha có bốn đứa con đang đi học vừa kể) thì đồng hồ đã chuyển sang 21 giờ. Đêm đen như mực mặc dù đang là 16 âm lịch, đêm tròn trăng nhất của tháng. Cây cối ngã đổ, đường đất sình lầy và mây đen phủ khắp bầu trời, sắp mưa. Ông Thành mời chúng tôi ở lại nhưng ở lại như thế nào khi chính chủ nhà cũng không biết tối nay ngủ chỗ nào cho khỏi ướt, thêm hai khách nữa thì tính làm sao?!

Ảnh thờ cũng trôi
Loay hoay chưa biết tính làm sao để ra lại thị xã Ba Ðồn, cách nơi chúng tôi đứng gần hai mươi cây số. Nghe hai mươi cây số thì dễ đi, có đi bộ cũng tới nhưng đường sình lầy, không có phương tiện thì mọi chuyện trở nên khó khăn kinh khủng. Tôi quyết định đi tiếp sang thăm vài gia đình nữa rồi hẳn tính. Ông Hải thì rủ về nhà ông ở lại, tôi đang phân vân thì thấy một người phụ nữ vừa lau dọn bàn ghế vừa khóc thút thít trong sân.
Ghé vào hỏi thăm, chị này không nói gì mà chỉ lên bàn thờ rồi chỉ ra phía sau bàn thờ. Hình như là hình ảnh trên bàn thờ không còn tấm nào, bức tường xây bằng tablo phía sau nhà đã đổ nhào và căn nhà thông thốc từ trước ra sau. Tôi hỏi để phá tan không khí im lạnh: “Anh và các cháu đâu mà chị làm một mình vậy chị?”.
“Dạ ảnh đưa hai đứa nhỏ đi thăm nội, mắc lụt không về được, lúc đang lụt thì con bé lớn bị bệnh tiêu chảy, giờ cả ba cha con đang ở trên bệnh viện đa khoa huyện”.
“Hôm tối 14 nước lên tới đâu chị”.
“Ui chao hôm đó, em với mấy đứa nhỏ dọn được một ít đồ thì nước đã ngập tới bụng, nước lên nhanh chưa từng thấy và chảy xiết kinh khủng lắm! Nền nhà em cao hơn nền sân và mặt đường hơn một mét, vậy mà trong nhà em ngập hơn hai mét, mấy mẹ con em chui lên gác, nước từ lúc vào nhà cho đến lúc dâng đến đỉnh chưa đầy hai giờ đồng hồ, chảy xiết khủng khiếp quá, nó xô ngã bức tường sau của nhà em. Anh cứ nhìn đi, nhà có ba bức tường và một bộ khung cửa phía trước, nhà gác mấy khúc gỗ lên làm gác, ai ngờ tường sau sụp, nguyên một cái gác chỉ còn đúng bốn cây cột đỡ, mấy mẹ con em ngồi trên đó chỉ biết ôm nhau chờ lúc nào chết thì chết đầy đủ ba mẹ con chứ biết làm sao bây giờ” (kể đến đây, chị khóc nức nở).
Tôi cũng không làm gì được ngoài việc an ủi chị vài câu, tặng chị ít tiền và tiếp tục sang thăm những gia đình khác.
Ông Hải và cô sinh viên sư phạm đưa tôi thăm ngôi chợ ở xóm cô, thực sự là chẳng còn gì ngoài mấy bức tường và mái tôn, cảnh tượng có vẻ như còn tệ hơn sau chiến tranh, mọi thứ đổ lộn, chồng chất cùng với rác rưới.
Xóm không điện, không nước, mùi xác động vật chết bay khắp nơi, mùi bùn non tanh tưởi. Cô sinh viên đưa tôi vào một ngôi nhà từ xe cộ, bàn ghế đến bàn thờ vẫn còn dính bùn non. Trong khi đó đã có một khoảng xi-măng trong nhà được chùi rửa sạch sẽ để phơi lúa ướt. Nhà có thắp đèn nhưng không có ai trong nhà. Tôi hỏi cô sinh viên: “Chủ nhà đi đâu rồi em?”.
“Dạ, chủ nhà là hai ông bà già, may thay trước hôm lũ tới thì hai ông bà đã vào Ðà Nẵng để chữa bệnh cho bà. Ông đi theo nuôi, lụt tới thì mọi thứ trôi lỏm ngỏm, chiếc xe máy này là của chú Sáu hàng xóm tối đến sang trông nhà giùm hai ông bà để thắp nhang bàn thờ, cho mấy con heo ăn giùm. Giờ heo cũng chết, lúa cũng ướt, chú Sáu mới trạng nhã (hong phơi, nói theo cách của người Quảng Bình) ra giùm đó”.
“Em ở Huế mới về sao biết rõ mọi chuyện vậy?”.
“Dạ, em liên lạc qua điện thoại, nước rút đi một chút thì có người bơi ghe tới thăm nhà em và rủ ba em cùng bơi ghe đi quanh xóm thăm mọi người. Ngoài này tuy nghèo nhưng sống còn tình nghĩa xóm làng lắm anh ạ”.

Lúc này đồng hồ chỉ sang 9h30 tối, tôi bắt đầu thấy lo bởi bằng mọi giá phải lên cho được thị trấn để tìm một phòng trọ hoặc khách sạn càng tốt, bởi ở đó mới có điện, có internet để làm việc, chuyển phim quay được cho tòa soạn và viết bài, đương nhiên nếu chỉ cần ngủ nghỉ thì ở lại nhà ông Hải cũng được. Tôi hỏi cô sinh viên: “Ở đây có xe ôm không em?”.
“Dạ không có, taxi thì chắc là gọi không được rồi vì đường như thế này, với lại xa quá, anh gọi họ sẽ không dám xuống vì đường bùn, nước ngập nữa. Thôi để em tìm mượn chiếc xe đưa anh lên thị xã!”.
“Giờ khuya rồi, em đi lên thì được nhưng về thì đường vắng quá, thôi để nhờ anh Hải đưa ra đường rồi anh gọi taxi cho tiện”.
Ông Hải lắc đầu: “Thực tình tôi không phải không muốn giúp cậu nhưng tôi không còn chiếc xe máy nào trong nhà là không ướt, còn xe khách thì giờ thằng đệ tử nó mang lên bến để mai đón khách sớm rồi. Ðể con bé nó mượn xe đưa cậu đi là tốt hơn, nếu không mượn được xe thì tôi nói thằng nhỏ đánh xe về chở cậu”.
Làm báo sướng hỉ!?
Ðến nước này thì mọi sự có vẻ quá khó bởi nếu để ông Hải đưa xe về chở tôi lên thị xã Ba Ðồn thì quá phiền. Tôi nói: “Thôi vậy anh nhờ em giúp anh đi. Thực tình anh cũng hết nước tính rồi!”.
Cô sinh viên cười: “Dạ không sao đâu anh, em thấy việc này là trách nhiệm của em. Vì ít ra khi anh về đây, anh cũng chia sẻ với bà con được rất nhiều, người ta nói miếng khi đói bằng gói khi no mà anh! Anh còn đưa tin nữa, biết đâu bà con ở đâu đó thấy thương lại giúp cho cô bác trong xóm, điều này còn gì quý hơn!”.
Nói xong cô bé chạy vào căn nhà đang có bóng đèn LED bằng bình dự trữ, hỏi mượn xe. Nhà này thuộc diện giàu nhất xóm, lụt xong, nhà vẫn còn cơm để ăn và có đèn để thắp, ông chủ nhà mới sáng sớm đã đưa xe từ trên gác xuống để chạy. Nhà có gác cao nên bỏ xe lên gác, không bị ướt máy. Nghe cô bé nói mượn xe chở nhà báo lên thị xã, ông vui vẻ: “Gì chứ chở nhà báo thì ưu tiên rồi, vì bữa nay bùn non bùn già mà dám xắn quần xuống đây là rất quý!”. Nói xong ông đưa chìa khóa xe cho Lan (tên cô sinh viên) và dặn đổ giùm ông 50 ngàn tiền xăng.

Cô bé chở tôi lên đến thị xã Ba Ðồn là đúng 10h30 khuya. Cô còn vào tận chỗ thuê trọ dặn dò chủ nhà trọ là cố gắng lấy giá thật thấp và tạo điều kiện giúp tôi, ngày mai tôi gọi xe ôm hay taxi gì thì gọi giùm vì tôi là… nhà báo! Tôi giục cô bé lo mà về chứ khuya rồi, đường sá vắng mà nước lại mênh mông. Cô cười: “Anh yên tâm đi, đường ở đây em rành trong lòng bàn tay vì hồi cấp ba em học trường chuyên trên thị xã, nhiều bữa học bồi dưỡng để thi học sinh giỏi, em về tới nhà là 12h đêm. Ði hoài chẳng còn biết sợ là gì!”.
Tôi chào tạm biệt và cám ơn cô bé nhiều lần, nhắc cô đi cẩn thận những chỗ còn ngập nước. Tôi vào phòng, mở cửa sổ, mở máy tính làm việc, và không quên hút một điếu thuốc. Rít một hơi thuốc, tôi tự dưng thấy cay mắt bởi lòng tốt của những người sống trong vùng lũ, từ cô bé đẩy ghe cho đến ông tài xế xe và cô sinh viên chở giùm tôi đến Ba Ðồn. Lẽ nào lòng tốt lại tụ ở nơi thiên tai, nhân họa này sao?!
Rời Ba Ðồn, tôi tiếp tục ra Hà Tĩnh, ngược lên Hương Khê, ở đây từ hoàn cảnh cho đến mọi vật không khác gì ở Quảng Bình, nhưng nước đang ngập sâu hơn. Duy có một điểm khác biệt là mọi nhà ở đây, từ giàu đến nghèo, ai cũng trang bị cho mình một cái máy bơm áp lực để dọn dẹp sau lụt, bởi thủy điện Hố Hô xả lũ hằng năm.
Anh Mặc Lâm (người chịu trách nhiệm khu vực ĐÔNG NAM Á của đài RFA), gởi những lời nhắn đến đồng bào có lòng hảo tâm muốn giúp kẻ hoạn nạn, với nội dung:
Cha Giuse Trần Chính Trực, nhà thờ giáo xứ Tân Hội, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sáng nay đi cứu trợ lụt. Ngài không phân biệt là lương – giáo mà tìm đến từng ngõ ngách để giúp đỡ người dân đang gặp khó khăn. Ngài vừa báo đã hết mì và đi mua nợ để tiếp tục trợ giúp những bà con đang bị cô lập trong cơn lũ.
Nếu quý vị nào chung tay giúp đỡ bà con, vui lòng liên lạc trực tiếp với Cha Trực, điện thoại: 0989678456
Xin chia sẻ tin tức này qua Facebook mong mọi người gọi trực tiếp cho Cha Trực xem thử giúp được gì cho Cha hay không. Ngài đang rất khó khăn và nói với tôi Ngài rất cần lương khô, mì tôm và nước sạch mà những thứ ấy phải mua bằng tiền. Xin mọi người góp một lời cho bạn bè khắp nơi cứu giúp người khốn khó. Xin gởi tin này đến mọi người.
Tài khoản của Cha Trực xin ghi lại:
Trần Chính Trực – Ngân hàng VietcomBank – Chi nhánh Vinh
Số tài khoản: 0101000747085
Tài khoản nước ngoài:
Trần Chính Trực – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV Chi nhánh Quảng Bình
Swift Code: BIDV VNVX
Gửi tiền Việt: # 53210000328259
Gửi USD: # 53210370029459
DANH SÁCH VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC LINH MỤC Ở MỘT SỐ GIÁO XỨ VÙNG LŨ
Vùng xã Quảng Lộc trong đó có giáo xứ, Cồn Sẻ, Linh mục quản xứ là Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, số điện thoại: 0962586911, facebook:
Anthanh Linhgiang. Và giáo xứ Vĩnh Phước, do Linh mục Tuệ quản xứ, số điện thoại: 0913893917.
– Vùng xã Quảng Hòa, có các giáo xứ sau: xứ Hòa Ninh, Linh mục quản xứ Micae Hoàng Xuân Hường, 0915099365.
– Vùng Quảng Tiên, Quảng Trung, có xứ Liên Hòa, do Linh mục Hồ Thái Bạch quản xứ, số điện thoại: 01688595803.
– Vùng xã Quảng Văn, có giáo xứ Cồn Nâm và Giáp Tam do Linh mục Nguyễn Văn Phú quản xứ, số điện thoại: 0984151278.
– Vùng xã Quảng Sơn, có giáo xứ Diên Trường, do Linh mục Nguyễn Văn Hùng Quản xứ, số điện thoại: 0915707589.
– Vùng xã Quảng Phương, Quảng Thanh và Quảng Phong, có giáo xứ Hướng Phương, và giáo xứ Phù Ninh, giáo xứ Tân Phong, do Linh mục Lê Nam Cao quản xứ, sđt: 0915017708.
– Vùng xã Phù Hóa, Cảnh Hóa, có xứ Phù Kinh, Linh mục quản xứ: Phaolô Nguyễn Minh Sáng, số đt: 0932278877, face: Lèn Rồng. xứ Kinh Nhuận, Linh mục quản xứ: Phêrô Trần Ngọc Hưởng, số đt: 0912555278.
– Vùng xã Mai Hóa, Tuyên Hóa, có xứ Minh Cầm, Linh mục quản xứ Phêrô Lê Thanh Hồng, sđt: 0912484116.
– Vùng xã Thạch Hóa, có xứ Tân Hội, Linh mục quản xứ Nguyễn Chính Trực, 0989678456.
– Vùng xã Kim Hóa, và Thanh Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa, có xứ Kim Lũ, Linh mục Triều, số đt: 0973730115. xứ Đá Nện, Linh mục Trương Văn Vút, sđt: 0949547169.
– Vùng xã Hưng Trạch, có giáo xứ Gia Hưng do Linh mục Nguyễn Văn Hữu, sđt: 0913368456.
– Vùng xã Liên Trạch, có giáo xứ Yên Giang do Linh mục Cao Dương Đông, sđt: 0984794103.
– Vùng xã Lâm Trạch và Phúc Trạch, có giáo xứ Tam Trang, Linh mục Nguyễn Trung Năng, sđt: 0962842177. giáo xứ Troóc, do Linh mục Trần Ngọc Du quản xứ, sđt: 0914750597. Giáo xứ Chày, do Linh mục Dương quản xứ. sđt: 01236607459.
– Vùng xã Sơn Trạch?, có giáo xứ Hà Lời, do Linh mục Nguyễn Văn Hảo quản xứ, sđt: 0918672463.
* Hoặc gửi về cho Ban Bác Ái Giáo Phận Vinh – Caritas Vinh, Tòa Giám mục Xã Đoài, Nghi Diên. Nghi Lộc Nghệ An, email: caritasvinh@gmail.com, tel: 0986118280.
HL