Menu Close

WWF: Điều tra Nhị Khê ‘vô cùng nghiêm trọng’

Tiến Sĩ Colman O Criodain, nhà phân tích chính sách về buôn bán động, thực vật hoang dã của Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên QuốcTế . Ảnh: VOA
Tiến Sĩ Colman O Criodain, nhà phân tích chính sách về buôn bán động, thực vật hoang dã của Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên QuốcTế . Ảnh: BBC

Trong chương trình Bàn Tròn Thứ Năm ngày 17/11/2016 của Đài BBC Tiếng Việt, Tiến Sĩ Colman O Crodain, chuyên gia phân tích chính sách về buôn bán trái phép động vật hoang dã, cho biết: Những cáo buộc tham nhũng và các quan chức liên quan đến việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã của Ủy Ban Công Lý Động Vật Hoang Dã -WJC tại làng Nhị Khê, là cuộc điều tra vô cùng quan trọng.

Logo của Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Hoang Dã WWF. Ảnh: Google Play
Logo của Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Hoang Dã WWF. Ảnh: Google Play

Tiến Sĩ Colman O Crodain cũng cho biết, Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế -WWF muốn được biết quan điểm của chính phủ Việt Nam về sự kiện này.

 Hà Thị Tuyết Nga, [áo xanh], Giám Đốc Cơ Quan Điều Hành Cites Việt Nam . Ảnh:  Dân Mới
Hà Thị Tuyết Nga, [áo xanh], Giám Đốc Cơ Quan Điều Hành Cites Việt Nam . Ảnh: Dân Mới
Tuy nhiên, ký giả Ben Ngo  từ Hà Nội cho biết: Trong lúc trao đổi bên lề hội nghị với đài BBC Tiếng Việt, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám Đốc Cơ Quan Điều Hành Cites Việt Nam [Công ước về buôn bán quốc tế các loài động-thực vật hoang dã nguy cấp] đã nói: “Những thông tin mà tổ chức này đưa ra, được chụp từ trên Internet.”

Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế EIA cho biết: Số ngà voi và sừng tê mà Việt Nam tiêu hủy trước thềm hội nghị IWT, chỉ là 'con số rất nhỏ' . Ảnh: BBC.com
Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế EIA cho biết: Số ngà voi và sừng tê mà Việt Nam tiêu hủy trước thềm hội nghị IWT, chỉ là ‘con số rất nhỏ’ . Ảnh: BBC.com

Hành động tiêu hủy khoảng hai tấn ngà voi gần đây của chính quyền Việt Nam, được một đại diện của Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế -EIA đánh giá là dấu hiệu tích cực, “nhưng chỉ là con số rất nhỏ, trong toàn bộ số lượng ngà voi mà Việt Nam lưu trữ.”

Cô Shruti Suresh, nhà vận động chiến dịch cao cấp, của Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế EIA . Ảnh: BBB
Cô Shruti Suresh, nhà vận động chiến dịch cao cấp, của Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế EIA . Ảnh: BBB

Cô Shruti Suresh, nhà vận động chiến dịch cao cấp của Cơ Quan Điều Tra Môi Trường Quốc Tế nhận định: “Từnăm 2005 đến nay, Việt Nam thu được 46 tấn ngà voi,  có nghĩa là có ít nhất 6.000 con voi đã chết. Việt Nam cũng thu được hơn 1.000 ký-lô  sừng tê giác; điều này cũng có nghĩa là rất nhiều tê giác đã phải chết.

Tê giác trắng một sừng bị giết trong khu vực Kahora, thuộc Công Viên Quốc Gia Kaziranga, Ấn Độ. Ảnh: AFP/ Getty Images
Tê giác trắng một sừng bị giết trong khu vực Kahora, thuộc Công Viên Quốc Gia Kaziranga, Ấn Độ. Ảnh: AFP/ Getty Images

Ngoài ra Việt Nam còn là nơi buôn bán hổ, tê tê, và các loài động vật lớn họ mèo ở Châu Á..Tất cả những loài này đều nằm trong hạng mục có nguy cơ tuyệt chủng.

Chở hổ đông lạnh bằng taxi ra Hà Nội bán. Ảnh: Zing News
Chở hổ đông lạnh bằng taxi ra Hà Nội bán. Ảnh: Zing News
Buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới. Ảnh: United Nations Office on Drugs and Crime
Buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới. Ảnh: United Nations Office on Drugs and Crime