Menu Close

Thế giới qua ống kính 12/10/2016

Ảnh Stephanie Keith / Reuters Cảnh sát phun nước vào những người biểu tình phản đối công trình đường ống dẫn dầu gần Standing Rock Indian Reservation ở tiểu bang North Dakota vào ngày 20 tháng 11. Đường ống dẫn dầu trị giá 3.7 tỷ đô la sẽ vận chuyển 470,000 thùng dầu mỗi ngày. Những thành viên của bộ lạc Standing Rock Sioux cho rằng nó đe dọa môi trường và văn hóa của họ.
Ảnh Stephanie Keith / Reuters
Cảnh sát phun nước vào những người biểu tình phản đối công trình đường ống dẫn dầu gần Standing Rock Indian Reservation ở tiểu bang North Dakota vào ngày 20 tháng 11. Đường ống dẫn dầu trị giá 3.7 tỷ đô la sẽ vận chuyển 470,000 thùng dầu mỗi ngày. Những thành viên của bộ lạc Standing Rock Sioux cho rằng nó đe dọa môi trường và văn hóa của họ.
Ảnh Win McNamee / Getty Images Tater và Tot, hai chú gà tây được Tổng thống Obama tha mạng theo nghi thức truyền thống trong dịp lễ Tạ Ơn tại khách sạn Willard ở Washington vào ngày 22 tháng 11.
Ảnh Win McNamee / Getty Images
Tater và Tot, hai chú gà tây được Tổng thống Obama tha mạng theo nghi thức truyền thống trong dịp lễ Tạ Ơn tại khách sạn Willard ở Washington vào ngày 22 tháng 11.
Ảnh Nacho Doce / Reuters Người dân dành nhau mua tivi trong ngày Black Friday ở một cửa hàng Sao Paulo, Brazil.
Ảnh Nacho Doce / Reuters
Người dân dành nhau mua tivi trong ngày Black Friday ở một cửa hàng Sao Paulo, Brazil.
Ảnh Goran Tomasevic/Reuters  Bọn trẻ đá bóng gần các giếng dầu bị chiến binh ISIS đốt trong khi rút lui, ở thị trấn Qayyarah, phía nam Mosul vào ngày 20/11/2016.
Ảnh Goran Tomasevic/Reuters
Bọn trẻ đá bóng gần các giếng dầu bị chiến binh ISIS đốt trong khi rút lui, ở thị trấn Qayyarah, phía nam Mosul vào ngày 20/11/2016.
Ảnh A M Ahad/AP  Hình nộm của bà Aung San Suu Kyi trước khi bị đốt trong một cuộc biểu tình của tín đồ Hồi giáo Rohingya ở Myanmar để phản đối chính quyền đàn áp. Hàng ngàn người Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar đã chạy trốn sang Bangladesh.
Ảnh A M Ahad/AP
Hình nộm của bà Aung San Suu Kyi trước khi bị đốt trong một cuộc biểu tình của tín đồ Hồi giáo Rohingya ở Myanmar để phản đối chính quyền đàn áp. Hàng ngàn người Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar đã chạy trốn sang Bangladesh.
Ảnh Josh Haner / The New York Times Hai ngư dân ở Shaktoolik, Alaska, đang xẻ thịt một con cá voi họ đánh bắt được. Các chuyên gia khí tượng dự đoán rằng do biến đổi khí hậu nên cư dân trong khu vực này sẽ không còn có thể sinh sống vào năm 2050.
Ảnh Josh Haner / The New York Times
Hai ngư dân ở Shaktoolik, Alaska, đang xẻ thịt một con cá voi họ đánh bắt được. Các chuyên gia khí tượng dự đoán rằng do biến đổi khí hậu nên cư dân trong khu vực này sẽ không còn có thể sinh sống vào năm 2050.

Ngày này trong lịch sử

10/12/1977 Một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối sự đàn áp của đảng cộng sản vào ngày Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc dưới bức tượng của nhà thơ Pushkin ở Moscow. Chính quyền Liên Xô bắt giữ 4 nhà đối kháng và ngăn chặn 20 người khác.

3

10/12/1901 Lần đầu tiên giải thưởng Nobel (trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình) được trao ở Stockholm, Thụy Điển, vào năm thứ năm ngày mất của Alfred Nobel (21/10/1833 – 10/12/1896) – người tạo ra giải thưởng này.

2

8/12/1980 John Lennon (9/10/1940 – 8/12/1980), cựu thành viên của nhóm The Beatles – ông được xem là người nhạc sĩ tài hoa nhất, người phát ngôn cho tuổi trẻ của thời đại – bị Mark David Chapman – một fan cuồng của ông – bắn chết ở Manhattan, New York.

1