Menu Close

Dạy con ứng xử khi bị ức hiếp trong trường học

Trong mục giao tiếp ứng xử này, chúng ta đã nhiều lần bàn về việc dạy dỗ con trẻ trong gia đình. Thế nhưng vẫn chưa đủ. Trong đời sống, con trẻ có khi phải ra ngoài, tới trường học, tới chơi nhà bạn, theo mẹ ra phố, đi ăn nhà hàng… Ở mỗi trường hợp, trẻ cần phải được chỉ dẫn để xử sự đúng, tránh những hậu quả không tốt xảy ra.

Một trong những tình huống là trẻ tới trường học chung với bạn bè. Ở đây, có thể xảy ra tình trạng trẻ bị bạn bè hành hạ, ức hiếp, có khi đánh đập. Nhất là ở Việt Nam ngày nay, đến nỗi báo chí trong nước phải lên tiếng. Chúng ta hãy đọc:

Thời gian gần đây, báo chí tràn ngập tin tức về các vụ ức hiếp giữa học sinh với nhau. Ðiều đau lòng là cha mẹ và thầy cô hầu như không biết gì về vụ việc cho đến khi các clip đánh nhau được các em tung lên mạng xã hội.

day-con-ung-xu-khi-bi-uc-hiep-trong-truong
Bảo Huân

Thầy cô không biết, cha mẹ không biết, các em biết nương tựa vào đâu để được bảo vệ? Sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi “Làm sao để bảo vệ con mình khỏi nạn ức hiếp trong trường học?”.

Rất nhiều phụ huynh khi được hỏi đến, thừa nhận mình ít có thời gian gần gũi, ít nghe con nói chuyện bạn bè trường lớp nên không kịp thời can thiệp để giúp con. Vậy thực sự có quá khó để cha mẹ có thể là nơi tin cậy cho con chia sẻ và cha mẹ có “rađa” để dò được tín hiệu khi nào con mình có vấn đề hay không?

Tiếp xúc với một số phụ huynh đã từng có con bị ức hiếp nhưng được ngăn chặn kịp thời, các phụ huynh này đã chia sẻ một số kinh nghiệm bổ ích như sau:

Quan sát con mỗi ngày để nhận biết thay đổi bất thường nơi con mình. Trẻ bị ức hiếp sẽ có các dấu hiệu phổ biến sau: đi học về có thương tích và không giải thích rõ ràng lý do, thay đổi thói quen ăn ngủ (ăn uống uể oải, người mệt mỏi, hay gặp ác mộng), học hành giảm sút, kém tự tin, giảm hứng thú với bài vở, trường lớp, có biểu hiện muốn tự hủy hoại mình (bỏ nhà đi, tự gây vết thương, có ý định tự tử).

(còn tiếp)