Menu Close

Cảm nhận của ông Hoàng Đức Nhã về ngày 30 tháng tư

NGUỒN TIN: VOA

Ông Hoàng Đức Nhã (người bên phải) bắt tay với ông Elleworth Bunker, Đại Sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam , ngày 17/8/1972, trước buổi họp giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Cố Vấn Henry Kissinger (người đứng giữa). Ảnh: Dân News
Ông Hoàng Đức Nhã (người bên phải) bắt tay với ông Elleworth Bunker, Đại Sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam , ngày 17/8/1972, trước buổi họp giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Cố Vấn Henry Kissinger (người đứng giữa). Ảnh: Dân News

Năm 1973, nhật báo New York Times miêu tả: Ông Hoàng Đức Nhã, Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi của Việt Nam là “người đàn ông có quyền lực nhất, sau Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.”Ông là người duy nhất có mặt trong các cuộc đàm phán giữa Tiến Sĩ Henry Kissinger và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, khi ông Kissinger tới Sài Gòn bàn về dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người bên trái, và ông Hoàng Đức Nhã, Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh: namviet.net
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người bên trái, và ông Hoàng Đức Nhã, Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh: namviet.net

Trả lời phỏng vấn của đài VOA Tiếng Việt, ông Hoàng Đức Nhã đã nhận định về việc phản bội lời hứa của đồng minh Hoa Kỳ, và về Tiến Sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng Thống Nixon. Ông Hoàng Đức Nhã cho rằng, vai trò của ông Henry Kissinger là “vết nhơ trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa.” Đối với người Mỹ, mọi sự đã an bài từ năm 1973, bởi vì chính phủ Washington đã quyết định tiến tới ký kết Hiệp định Paris để rút ra khỏi Việt Nam.

Phái đoàn họp về Hiệp Định Paris. Ảnh: CHÂU XUÂN NGUYỄN
Phái đoàn họp về Hiệp Định Paris. Ảnh: CHÂU XUÂN NGUYỄN

Trước áp lực của Washington, chính phủ miền Nam vẫn vận động một giải pháp ít bất lợi nhất, đó là cố duy trì nguyên tắc căn bản là “toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, đồng thời đề nghị tổng tuyển cử, ngưng bắn tại chỗ.” Cuối cùng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu buộc phải đặt bút ký Hiệp Định Paris, với hy vọngHoa Kỳ  sẽ giữ cam kết, giúp Việt Nam Cộng Hòa phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, đi kèm với lời hứa của cá nhân Tổng Thống Richard Nixon, sẽ phản ứng quyết liệt nếu Hà Nội thực hiện ý đồ thôn tính Miền Nam.

Từ trái sang phải: Ông Hoàng Đức Nhã, ông Nguyễn Xuân Vinh, và ông Nguyễn Thanh Liêm. Ảnh: Google Sites
Từ trái sang phải: Ông Hoàng Đức Nhã, ông Nguyễn Xuân Vinh, và ông Nguyễn Thanh Liêm. Ảnh: Google Sites

Ông Hoàng Đức Nhã rời Việt Nam vào đêm ngày 28 tháng tư. Từ trên máy bay quân sự, ông chứng kiến Phi Trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, và cảm nhận một nỗi buồn mà cho đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, ông vẫn thấy đau lòng. Bởi vì ông biết đã mất Miền Nam Việt Nam, một chế độ dân chủ có nhiều triển vọng trở thành một nền pháp trị với tam quyền phân biệt, hành chánh, lập pháp, tư pháp. Cũng theo lời ông Hoàng Đức Nhã: Miền Nam đã có một Hiến Pháp tốt, có khả năng trở thành một quốc gia giàu tài nguyên, kể cả nguồn dầu lửa đầy tiềm năng. Nhưng rất tiếc, Miền Nam Việt Nam đã không có thời gian để thay đổi vận hội quốc gia. Với tư cách một người yêu chuộc tự do, thấy dân chúng bây giời không có tự do dân chủ, ông cảm thấy càng thêm buồn.

Ông Hoàng Đức Nhã. Ảnh: My Video News
Ông Hoàng Đức Nhã. Ảnh: My Video News
Ảnh: YouTube
Ảnh: YouTube