Menu Close

Lo lắng

Kính gửi Bác sĩ.

Cháu là Hiếu, 23 tuổi, nam, hiện cháu đang là sinh viên, cháu có 1 thắc mắc kính mong các bác sĩ giải đáp giùm. Thắc mắc của cháu như sau: Thời gian vừa qua (khoảng 3 tháng), cháu có 1 việc lo lắng, cháu bị bệnh mà chưa có đủ điều kiện khám và điều trị, bệnh sẽ nặng hơn và có thể dẫn đến không thể chữa khỏi nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, cháu ngày đêm lo lắng về cái bệnh đó. Cháu nghe nói rằng lo lắng nhiều sẽ gây nên bệnh tim (suy tim) nên bây giờ cháu lại sợ rằng mình bị suy tim vì lo lắng nhiều triền miên. Vì thế, cháu lại sinh ra lười biếng, không thích vận động và làm việc nhiều!

Tất cả là thế, thưa các Bác sĩ, bây giờ cháu lại nghĩ và sợ rằng mình bị bệnh tim vì lo lắng nhiều về bệnh tật trước đó!

Vậy theo Bác sĩ, cháu có khả năng bị bệnh suy tim vì lo lắng không? Và cháu nên ít vận động để cho tim được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe hay là tham gia hoạt động và làm việc 1 cách mạnh mẽ? Kính mong Bác sĩ giải đáp. Cháu xin chân thành cảm ơn.

Đáp

Chào cháu Hiếu,

Theo bác, cháu là người rất giầu tình cảm, dễ xúc động và hay lo sợ. Từ đó,mới nẩy sinh ra nhiều bệnh như cháu đã kể ở trên. Mà bây giờ cháu lại chưa đủ điều kiện để điều trị thì bác nghĩ là tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Bác xin đề nghị với cháu mấy giải pháp như sau, trong khi chờ đợi:

– Cháu nên bày tỏ khó khăn của cháu với cha mẹ hoặc anh chị. Các vị này có nhiều kinh nghiệm có thể góp ý kiến, phương tiện với cháu về những lo nghĩ mà cháu đang có rồi cùng giải quyết.

Tá tràng

Tôi năm nay 44 tuổi bị bệnh đường ruột gì đó. Ðã đi bác sĩ, bệnh viện khám và trị hơn 10 năm; hàng năm đều khám và trị bệnh; hàng tháng đều uống thuốc.

Gần đây tôi bị bệnh hoành hành liên tục và trong  ba bốn tháng  nay đều uống thuốc liên tục.

Lúc đầu có đi BV Ða Khoa soi nội dạ dầy có kết quả tốt, âm tính.  Bệnh viện có cho thuốc. Bệnh đau như sau:

Gần đây nhất, khi đói thì mệt, ra mồ hôi, đau không ăn được. Hiện giờ nói chuyện cũng đau ngâm ngâm. Nghỉ một lúc rồi ăn được. Sau nửa giờ thì bớt. Khi đi ăn tiệc tôi uống chút bia thì ngày hôm sau mới đau; đi cầu không chảy, chút chút đôi ba lần trong ngày. Ruột lúc nào cũng kêu; khi đau thì bụng nóng lắm; ăn đồ béo là đi cầu; sợ chua lắm,

Ði khám tại Bệnh Viện  Saigon cho biết là tôi  đau vùng thượng vị, uống các toa thuốc nhưng không hết.

Rồi tôi đi bệnh viện Ða Khoa Kiên Giang và được cho biết tá tràng bị viêm. Chụp hình rồi cho thuốc, nhưng cũng không hết.

Mới đây có đi chữa thuốc Bắc, thuốc tầu cũng được, nhưng hết thuốc khoảng nửa tháng thì đau lại như cũ.

Một chi tiết nữa tôi muốn nói là gần đây tôi có uống Cimetidine của Mỹ hợp đồng sản xuất thì thấy không đau, nhưng không hết. Thuốc này do người bạn ở Sài Gòn chỉ cho. Thuốc mới Mepraz của Mỹ, toa thuốc nói uống  liên tục 8 tuần nếu bệnh nặng  và tôi đã uống 4 tuần, thấy là nó không đau không hết và tôi vẫn tiếp tục uống.

Xin cho biết các thuốc đang uống có tốt và có tác dụng phụ gì không. Vì uống thuốc bao tử lại hay bị đau bên lưng.

Xin bác sĩ cho biết tá tràng là gì và có bị bệnh không.

Đáp

Tá tràng là khúc đầu của ruột non, dài khoảng 25 cm. Tuy ngắn nhưng tá tràng giữ những vai trò rất quan trọng trong sự tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng mà ta ăn vào.

Ông nói các bác sĩ đã xác định ông bị viêm tá tràng bằng nội soi khúc ruột này và bao tử của ông hoàn toàn tốt.

Viêm tá tràng là một bệnh rất thường xảy ra. Các giải thích cổ điển vẫn cho bệnh này là do sự gia tăng chất chua ở bao tử và tá tràng là nguyên nhân chính. Nhưng mới đây, các khoa học gia đã khám phá ra rằng vi khuẩn H pylori và các thuốc chống viêm không có steroid cũng gây xáo trộn cho niêm mạc khiến cho tá tràng dễ bị chất chua làm tổn thương.

Bệnh nhân thường có những cơn đau ở chấn thủy mà họ diễn tả là đau xót như gặm nhấm hoặc đau như  khi đói bụng. Các cơn đau kéo dài, dịu bớt khi ta ăn nhưng lại xuất hiện khoảng 2 giờ sau bữa ăn. Khi mới thức dậy thì không đau nhưng tới nửa buổi thì đau cũng như có những cơn đau đánh thức bệnh nhân dậy lúc nửa đêm.

Xác định bệnh bằng nội soi và chụp X quang bao tử như ông đã được bác sĩ thực hiện. Nội soi cũng giúp lấy một chút tế bào của tá tràng để phân biệt coi có bị bệnh ung thư cơ quan này không.

Nếu không chữa bệnh nhân sẽ có các biến chứng như xuất huyết với ói ra máu, phân lẫn máu đen, yếu sức, hạ huyết áp, bất tỉnh, khát nước; lủng ruột vì niêm ruột bị xói mòn bởi chất chua; nghẹt ruột vì niêm tá tràng bị viêm, co rúm; ung thư. Bệnh cũng thường tái phát trong vòng một năm vì không trị dứt được căn nguyên hoặc do liên tục dùng thuốc chống viêm, hút thuốc lá, uống rượu.

Về điều trị thì tập trung vào việc tiêu diệt vi khuẩn H pylori và vô hiệu hóa chất acid trong ruột.

Hỗn hợp các thuốc bismuth, metronidazole và tetracycline thường là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ để tiêu diệt khuẩn H pylori. Hỗn hợp các kháng sinh omeprzole, clarithromycinv và amoxicillin cũng rất công hiệu.

Các thuốc chống acid như aluminum và magnesium hydroxide đều có nhiều tác dụng tốt để hút acid trong bao tử và ruột.

Thuốc ngăn sự sản xuất acid từ bao tử như cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine đều có sẵn trên thị trường và rất tốt.

Ngoài ra, khi dùng dược phẩm mà bệnh không thuyên giảm hoặc khi có biến chứng thì giải phẫu cũng được sử dụng.

Trường hợp của ông, chúng tôi thấy ông có triệu chứng của viêm tá tràng. Các thuốc mà ông kể có lẽ chỉ để giảm và chống acid mà thôi và chúng tôi không thấy ông nói gì tới việc diệt vi khuẩn H Pylori. Ông thử hỏi bác sĩ hiện đang trị bệnh cho ông xem có cần không.

Như trường hợp của ông, các cơn đau tái diễn khiến ông mệt mỏi, đổ mồ hôi.

NYD