Menu Close

“Dạ Cổ Hoài Lang” sang Mỹ

[:vi]Lời Giới Thiệu:  Đây là lần đầu tiên một bộ phim do hãng phim tư nhân từ Việt Nam (HK Film) sản xuất và công ty Sala Production (Mỹ) phát hành được một hệ thống rạp hát lớn ở Mỹ ký hợp đồng công chiếu. Tuy không thể viết một bài điểm phim vì khi báo lên khuôn thì phim này vẫn chưa ra rạp, nhưng cũng xin giới thiệu vài dòng về sự kiện đặc biệt này sau khi phóng viên chúng tôi có dịp phỏng vấn giám đốc công ty SALA và hai tài tử chánh – Hoài Linh và Chí Tài, mà khán giả hải ngoại đã quen thuộc và mến chuộng từ lâu.

Da-co-hoai-lang4
nguồn: soha.vn

Sau một thời gian chuẩn bị gần 5 năm trời, công ty SALA Entertainment tại Nam Cali đã thành công trong việc mang một cuốn phim Việt Nam đầu tiên vào hệ thống rạp hát chính thống của Mỹ. Mặc dù trước đây đã từng có vài phim VN được chiếu  tại các rạp hát ở nước ngoài, nhưng tất cả đều do các nhà sản xuất bỏ tiền thuê rạp riêng theo kiểu “lời ăn lỗ chịu” y như các chương trình ca nhạc. Lần này công ty AMC, một trong ba chuỗi rạp xi-nê lớn nhất nước Mỹ đã chính thức hợp tác với nhà phát hành SALA để trình chiếu cuốn phim “Dạ Cổ Hoài Lang” như bất cứ phim nào khác trong hệ thống rạp của họ.

Theo lời cô Christy Huyền, giám đốc điều hành của SALA, AMC sẽ chịu trách nhiệm về mặt tiếp thị cho “Dạ Cổ Hoài Lang” như họ vẫn làm cho các phim Mỹ. Tất nhiên, ngân sách quảng cáo AMC dành cho phim này không thể so sánh với phim bom tấn của Hollywood, nhưng dù gì đi nữa đây vẫn là một sự kiện lịch sử. Và bởi vì đây chỉ mới là bước khởi đầu, SALA và AMC đã quyết định chỉ cho trình chiếu “Dạ Cổ Hoài Lang” tại 5 nơi trên nước Mỹ mà thôi – Orange County, San Jose, San Diego, Houston, Dallas. Nếu lượng khán giả đi xem đông đảo thì AMC sẽ cho chiếu tiếp, và có thể thêm những thành phố khác nữa.

da-co-hoai-lang3
Poster phim Dạ Cổ Hoài Lang

“Dạ Cổ Hoài Lang” là tên một vở kịch nổi tiếng từ thập niên 90, lấy tựa từ bản vọng cổ của ông Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu. Kịch này đã từng làm mưa làm gió trên sân khấu 5b nhiều năm liền tại Sài Gòn, và gần đây do đoàn kịch tư nhân IDECAF mua lại và dàn dựng. Mới năm ngoái SALA cũng đã mang được vở này sang Mỹ với nghệ sĩ Thành Lộc và Hữu Châu đóng vai Ông Tư và Ông Năm–hai người bạn già sống ở nước ngoài nhưng lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ quê.

Phim “Dạ Cổ Hoài Lang”, do đạo diễn Quang Dũng làm đạo diễn, được biên soạn dựa theo kịch bản gốc của Thanh Hoàng, với nghệ sĩ Hoài Linh trong vai Ông Tư và Chí Tài trong vai Ông Năm. Phim được quay phần lớn tại Toronto, Canada, vì có những màn cần phải có tuyết. Những phần còn lại được quay tại Việt Nam với phong cảnh làng quê Nam Bộ.

da-co-hoai-lang2

Tên tuổi Hoài Linh được nhiều người biết đến qua các tiểu phẩm hài trong các chương trình ca nhạc của Thuý Nga. Nhưng có lẽ ít ai biết là anh còn là một diễn viên kịch thuần tuý, và cũng đã từng đóng vai Ông Tư trên sân khấu 5b. Cho nên khán giả nào xưa nay chỉ quen với một Hoài Linh tấu hài có lẽ sẽ khám phá ra một Hoài Linh khác trong bộ phim này.

Chí Tài cũng là một trường hợp đặc biệt, từ một người nhạc sĩ chuyển sang diễn viên sân khấu rồi được lên màn ảnh lớn.

Nhân dịp Hoài Linh và Chí Tài đến trình diễn tại Choctaw (Oklahoma) hôm Chủ Nhật tuần rồi, phóng viên Diễm Cơ của báo Trẻ đã có dịp phỏng vấn chớp nhoáng hai diễn viên chính trong phim “Dạ Cổ Hoài Lang”. Mời quý độc giả theo dõi:

Diễm Cơ: Xin anh Chí Tài cho biết sơ về bộ phim từ góc nhìn của anh?

da-co-hoai-lang1
Một số nhân vật trong phim

Chí Tài: Theo tôi, đây là một bộ phim có chiều sâu, đi vào tâm lý của một số người lớn tuổi ở hải ngoại. Thêm vào đó, nhờ được quay ở nước ngoài nên nhiều người Việt hải ngoại cũng sẽ cảm thấy gần gũi với mình hơn. Nhân tiện cũng xin nói thêm là quá trình quay phim ở Canada cũng khá nhiêu khê. Ðoàn phim phải sang Toronto hai lần mới thâu được cảnh tuyết rơi.

DC: So với vở kịch thì bộ phim này khác ra sao, thưa anh?

CT: Nhiều người trong nước đã xem qua vở kịch nhiều lần thì thích so sánh bộ phim này với vở kịch. Nhưng nếu bạn có thể xem bằng một con mắt trung lập, không bị vở kịch chi phối, thì bộ phim bản thân nó có nhiều nét hay đáng thưởng thức.

DC: Anh cho biết suy nghĩ của mình sau khi bộ phim ra mắt trong nước?

CT: Phim này không thắng lớn do có nội dung buồn. Không có tài tử đẹp, không có gái đẹp, chỉ có hai ông già. Ðã vậy lại không có hài hước như sở thích của khán giả hiện nay. Tuy nhiên, khán giả vẫn có thể đồng cảm với nhiều cảm xúc, tình tiết trong bộ phim rất có chiều sâu này.

da-co-hoai-lang
Cảnh miền quê trong phim

DC: Trong phim có chi tiết nào anh cho là thú vị nhất?

CT: Chi tiết mà tôi thích nhất trong phim, khác với trong kịch, là nhân vật người bạn trai của cô cháu Ông Tư lại là người ngoại quốc. Nhấn mạnh rằng tình cảm giữa con người với nhau có thể vượt qua những giới hạn hay rào cản của ngôn ngữ.

DC: Anh có thể cho biết anh đến với nhân vật ông Năm ra sao?

CT: Vì năm nay mình đã ngoài 60, lại sống ở nước ngoài từ năm 1982, tôi thấy mình cũng hiểu được tâm lý của Ông Năm, cũng bằng tuổi mình và sống ở nước ngoài.

DC: Trước “Dạ Cổ Hoài Lang” thì có vai diễn nào mà anh thích nhất?

da-co-hoai-lang6
Hoài Linh trong phim

CT: Vai diễn trong phim “Trúng Số” của Dustin Nguyễn là vai mà tôi thích nhất. Nhờ tôi đóng phim đó khá xuất sắc nên đạo diễn Quang Dũng mới mời tôi vào vai Ông Năm. Từ hồi nhỏ tôi đã mơ được xuất hiện trên màn ảnh lớn. Qua bao nhiêu năm sống bằng nghề chơi nhạc, rồi diễn viên sân khấu, giờ đây ước mơ đó đã thành hiện thực. Ước mơ tuy đến muộn, nhưng vẫn đến.

DC: Về sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên đất Mỹ, anh có những mối quan tâm nào?

CT: Mối quan tâm lớn nhất của tôi là ai sẽ có đủ năng lực và tài lực để đem phim Việt Nam vào Hollywood.

DC: Anh có thể chia sẻ với độc giả những dự án tương lai không?

CT: Vì gốc của mình là nhạc sĩ, nên khi đứng trên sân khấu với tư cách diễn viên tôi vẫn luôn để ý đến bộ phận âm nhạc. Hiện nay tôi đang dự tính cho ra một CD các bài nhạc do mình sáng tác với nhiều thể loại khác nhau, trong số đó có 3 bài mới. Dự án này đã thai nghén gần hai năm, tuy nhiên vẫn còn một vài chi tiết chưa hoàn toàn vừa ý. Hy vọng tôi sẽ hoàn tất được nó trong thời gian tới.

DC: Xin cảm ơn anh Chí Tài, và chúc anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong tương lai.

Nghệ sĩ Hoài Linh tuy khá bận rộn nhưng anh vẫn vui vẻ tiếp chuyện với phóng viên sau giờ diễn.

DC: Anh đã từng đóng vai Ông Tư trên sân khấu, điều gì anh thích nhất về một Hoài Linh Ông Tư, và có sự khác biệt nào không giữa Ông Tư sân khấu và Ông Tư trong phim?

Hoài Linh: Nhân vật Ông Tư trong kịch và trong phim đều giống nhau. Tuy nhiên, khi diễn trên sân khấu thì đã hơn vì những cảm xúc của Ông Tư được liên tục, cũng như có sự phản hồi và tương tác với khán giả. Khi quay phim thì ta luôn bị ngắt quãng.

da-co-hoai-lang8
Tài tử Kiều Chinh cùng một số nghệ sĩ Cali đêm ra mắt phim tại OC

DC: Về mặt kịch bản, có những dị biệt nào giữa kịch và phim?

HL: Trên nguyên tắc thì kịch bản phim không khác gì nhiều. Nhưng có những cảnh phải làm theo ngôn ngữ phim, như màn hai ông già hồi tưởng chuyện quá khứ thì phải chuyển cảnh chứ không thể để hai người ngồi nói chuyện miết như trong thoại kịch được.

DC: Ngoài hài kịch, anh còn đóng trong những vở chính kịch. Anh thích gì, gặp khó khăn gì về mảnh sân chơi này?

HL: Khi diễn một vở kịch dài trên sân khấu rất là thích, bởi vì mình được sống trọn vẹn với dòng cảm xúc trong 3-4 tiếng đồng hồ liên tục. Ngược lại, khi đi tour để diễn những tiểu phẩm, mặc dù bi có hài có, nhưng mình chỉ có khoảng 15 phút nên không thể thăng hoa được bằng. Kẹt cái là nhiều khán giả đã quá quen với một Hoài Linh tấu hài, cho nên có khi lên sân khấu khóc thiên hạ vẫn cười!

DC: Gần đây nhất anh đóng trong tập phim “Ðoạn Trường Nam Ai” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc. Từ “Ðoạn Trường Nam Ai” bước qua “Dạ Cổ Hoài Lang”, anh thích gì về dòng phim này?

HL: Mình luôn luôn thích những dòng phim xưa, được mặc áo bà ba là thích lắm.

DC: “Dạ Cổ Hoài Lang” có phải là lần đầu anh hợp tác với đạo diễn Quang Dũng? Làm việc với đạo diễn Quang Dũng anh thấy ra sao?

HL: Mình đã từng làm việc với đạo diễn Quang Dũng trong phim “Nụ Hôn Thần Chết”. Mình thấy ông ta là một nhà đạo diễn chi tiết và đầy kinh nghiệm.

da-co-hoai-lang5
Giám Đốc SALA Trương Minh Cường/Christy Huyền cùng vợ chồng Chí Tài/Phương Loan

DC: Theo anh thì làm thế nào để đem nhiều phim VN hơn đến với khán giả ở ngoài nước–cả người Việt lẫn người ngoại quốc? Về mặt chất lượng, đề tài?

HL: Khi phim VN được đem qua Mỹ trình chiếu thì đã được chọn lọc, chất lượng đã cao. Khán giả bên này thì thích những gì có tính chất quê hương, như phim về làng quê VN, cải lương, ca dao… Nên tôi nghĩ với loại hình đó thì người lớn tuổi có thể ôn lại quá khứ, người trẻ tuổi cũng tìm hiểu được về quê hương nguồn cội. Có những bộ phim VN đang phát hành mà tôi nghĩ khán giả hải ngoại sẽ thích, như phim “Em Chưa 18” dành cho tuổi teen.

DC: Anh có lời nhắn gì đến khán giả Việt ở ngoại?

HL: Xin mời bà con đồng hương đi xem bộ phim “Dạ Cổ Hoài Lang” thật đông đảo. Ðến để chia sẻ, thông cảm với một Ông Tư xa quê, đồng cảm với những cảm xúc của ông. Tôi nghĩ khán giả sẽ rất yêu thích.

DC: Thay mặt độc giả Trẻ, cảm ơn anh Hoài Linh, và chúc anh mọi điều tốt đẹp.

“Dạ Cổ Hoài Lang” sẽ được ra mắt khán giả vùng Dallas/Fort Worth từ ngày 16/6/2017, tại rạp AMC Firewheel 18 (100 Coneflower Dr, Garland, TX). Nếu được nhiều người đi xem thì lịch chiếu có thể sẽ được AMC kéo dài. 

da-co-hoai-lang7
Giám Đốc SALA và nghệ sĩ Kiều Chinh

IB

[:en]Lời Giới Thiệu:  Đây là lần đầu tiên một bộ phim do hãng phim tư nhân từ Việt Nam (HK Film) sản xuất và công ty Sala Production (Mỹ) phát hành được một hệ thống rạp hát lớn ở Mỹ ký hợp đồng công chiếu. Tuy không thể viết một bài điểm phim vì khi báo lên khuôn thì phim này vẫn chưa ra rạp, nhưng cũng xin giới thiệu vài dòng về sự kiện đặc biệt này sau khi phóng viên chúng tôi có dịp phỏng vấn giám đốc công ty SALA và hai tài tử chánh – Hoài Linh và Chí Tài, mà khán giả hải ngoại đã quen thuộc và mến chuộng từ lâu.

Da-co-hoai-lang4
nguồn: soha.vn

Sau một thời gian chuẩn bị gần 5 năm trời, công ty SALA Entertainment tại Nam Cali đã thành công trong việc mang một cuốn phim Việt Nam đầu tiên vào hệ thống rạp hát chính thống của Mỹ. Mặc dù trước đây đã từng có vài phim VN được chiếu  tại các rạp hát ở nước ngoài, nhưng tất cả đều do các nhà sản xuất bỏ tiền thuê rạp riêng theo kiểu “lời ăn lỗ chịu” y như các chương trình ca nhạc. Lần này công ty AMC, một trong ba chuỗi rạp xi-nê lớn nhất nước Mỹ đã chính thức hợp tác với nhà phát hành SALA để trình chiếu cuốn phim “Dạ Cổ Hoài Lang” như bất cứ phim nào khác trong hệ thống rạp của họ.

Theo lời cô Christy Huyền, giám đốc điều hành của SALA, AMC sẽ chịu trách nhiệm về mặt tiếp thị cho “Dạ Cổ Hoài Lang” như họ vẫn làm cho các phim Mỹ. Tất nhiên, ngân sách quảng cáo AMC dành cho phim này không thể so sánh với phim bom tấn của Hollywood, nhưng dù gì đi nữa đây vẫn là một sự kiện lịch sử. Và bởi vì đây chỉ mới là bước khởi đầu, SALA và AMC đã quyết định chỉ cho trình chiếu “Dạ Cổ Hoài Lang” tại 5 nơi trên nước Mỹ mà thôi – Orange County, San Jose, San Diego, Houston, Dallas. Nếu lượng khán giả đi xem đông đảo thì AMC sẽ cho chiếu tiếp, và có thể thêm những thành phố khác nữa.

da-co-hoai-lang3
Poster phim Dạ Cổ Hoài Lang

“Dạ Cổ Hoài Lang” là tên một vở kịch nổi tiếng từ thập niên 90, lấy tựa từ bản vọng cổ của ông Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu. Kịch này đã từng làm mưa làm gió trên sân khấu 5b nhiều năm liền tại Sài Gòn, và gần đây do đoàn kịch tư nhân IDECAF mua lại và dàn dựng. Mới năm ngoái SALA cũng đã mang được vở này sang Mỹ với nghệ sĩ Thành Lộc và Hữu Châu đóng vai Ông Tư và Ông Năm–hai người bạn già sống ở nước ngoài nhưng lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ quê.

Phim “Dạ Cổ Hoài Lang”, do đạo diễn Quang Dũng làm đạo diễn, được biên soạn dựa theo kịch bản gốc của Thanh Hoàng, với nghệ sĩ Hoài Linh trong vai Ông Tư và Chí Tài trong vai Ông Năm. Phim được quay phần lớn tại Toronto, Canada, vì có những màn cần phải có tuyết. Những phần còn lại được quay tại Việt Nam với phong cảnh làng quê Nam Bộ.

da-co-hoai-lang2

Tên tuổi Hoài Linh được nhiều người biết đến qua các tiểu phẩm hài trong các chương trình ca nhạc của Thuý Nga. Nhưng có lẽ ít ai biết là anh còn là một diễn viên kịch thuần tuý, và cũng đã từng đóng vai Ông Tư trên sân khấu 5b. Cho nên khán giả nào xưa nay chỉ quen với một Hoài Linh tấu hài có lẽ sẽ khám phá ra một Hoài Linh khác trong bộ phim này.

Chí Tài cũng là một trường hợp đặc biệt, từ một người nhạc sĩ chuyển sang diễn viên sân khấu rồi được lên màn ảnh lớn.

Nhân dịp Hoài Linh và Chí Tài đến trình diễn tại Choctaw (Oklahoma) hôm Chủ Nhật tuần rồi, phóng viên Diễm Cơ của báo Trẻ đã có dịp phỏng vấn chớp nhoáng hai diễn viên chính trong phim “Dạ Cổ Hoài Lang”. Mời quý độc giả theo dõi:

Diễm Cơ: Xin anh Chí Tài cho biết sơ về bộ phim từ góc nhìn của anh?

da-co-hoai-lang1
Một số nhân vật trong phim

Chí Tài: Theo tôi, đây là một bộ phim có chiều sâu, đi vào tâm lý của một số người lớn tuổi ở hải ngoại. Thêm vào đó, nhờ được quay ở nước ngoài nên nhiều người Việt hải ngoại cũng sẽ cảm thấy gần gũi với mình hơn. Nhân tiện cũng xin nói thêm là quá trình quay phim ở Canada cũng khá nhiêu khê. Ðoàn phim phải sang Toronto hai lần mới thâu được cảnh tuyết rơi.

DC: So với vở kịch thì bộ phim này khác ra sao, thưa anh?

CT: Nhiều người trong nước đã xem qua vở kịch nhiều lần thì thích so sánh bộ phim này với vở kịch. Nhưng nếu bạn có thể xem bằng một con mắt trung lập, không bị vở kịch chi phối, thì bộ phim bản thân nó có nhiều nét hay đáng thưởng thức.

DC: Anh cho biết suy nghĩ của mình sau khi bộ phim ra mắt trong nước?

CT: Phim này không thắng lớn do có nội dung buồn. Không có tài tử đẹp, không có gái đẹp, chỉ có hai ông già. Ðã vậy lại không có hài hước như sở thích của khán giả hiện nay. Tuy nhiên, khán giả vẫn có thể đồng cảm với nhiều cảm xúc, tình tiết trong bộ phim rất có chiều sâu này.

da-co-hoai-lang
Cảnh miền quê trong phim

DC: Trong phim có chi tiết nào anh cho là thú vị nhất?

CT: Chi tiết mà tôi thích nhất trong phim, khác với trong kịch, là nhân vật người bạn trai của cô cháu Ông Tư lại là người ngoại quốc. Nhấn mạnh rằng tình cảm giữa con người với nhau có thể vượt qua những giới hạn hay rào cản của ngôn ngữ.

DC: Anh có thể cho biết anh đến với nhân vật ông Năm ra sao?

CT: Vì năm nay mình đã ngoài 60, lại sống ở nước ngoài từ năm 1982, tôi thấy mình cũng hiểu được tâm lý của Ông Năm, cũng bằng tuổi mình và sống ở nước ngoài.

DC: Trước “Dạ Cổ Hoài Lang” thì có vai diễn nào mà anh thích nhất?

da-co-hoai-lang6
Hoài Linh trong phim

CT: Vai diễn trong phim “Trúng Số” của Dustin Nguyễn là vai mà tôi thích nhất. Nhờ tôi đóng phim đó khá xuất sắc nên đạo diễn Quang Dũng mới mời tôi vào vai Ông Năm. Từ hồi nhỏ tôi đã mơ được xuất hiện trên màn ảnh lớn. Qua bao nhiêu năm sống bằng nghề chơi nhạc, rồi diễn viên sân khấu, giờ đây ước mơ đó đã thành hiện thực. Ước mơ tuy đến muộn, nhưng vẫn đến.

DC: Về sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên đất Mỹ, anh có những mối quan tâm nào?

CT: Mối quan tâm lớn nhất của tôi là ai sẽ có đủ năng lực và tài lực để đem phim Việt Nam vào Hollywood.

DC: Anh có thể chia sẻ với độc giả những dự án tương lai không?

CT: Vì gốc của mình là nhạc sĩ, nên khi đứng trên sân khấu với tư cách diễn viên tôi vẫn luôn để ý đến bộ phận âm nhạc. Hiện nay tôi đang dự tính cho ra một CD các bài nhạc do mình sáng tác với nhiều thể loại khác nhau, trong số đó có 3 bài mới. Dự án này đã thai nghén gần hai năm, tuy nhiên vẫn còn một vài chi tiết chưa hoàn toàn vừa ý. Hy vọng tôi sẽ hoàn tất được nó trong thời gian tới.

DC: Xin cảm ơn anh Chí Tài, và chúc anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong tương lai.

Nghệ sĩ Hoài Linh tuy khá bận rộn nhưng anh vẫn vui vẻ tiếp chuyện với phóng viên sau giờ diễn.

DC: Anh đã từng đóng vai Ông Tư trên sân khấu, điều gì anh thích nhất về một Hoài Linh Ông Tư, và có sự khác biệt nào không giữa Ông Tư sân khấu và Ông Tư trong phim?

Hoài Linh: Nhân vật Ông Tư trong kịch và trong phim đều giống nhau. Tuy nhiên, khi diễn trên sân khấu thì đã hơn vì những cảm xúc của Ông Tư được liên tục, cũng như có sự phản hồi và tương tác với khán giả. Khi quay phim thì ta luôn bị ngắt quãng.

da-co-hoai-lang8
Tài tử Kiều Chinh cùng một số nghệ sĩ Cali đêm ra mắt phim tại OC

DC: Về mặt kịch bản, có những dị biệt nào giữa kịch và phim?

HL: Trên nguyên tắc thì kịch bản phim không khác gì nhiều. Nhưng có những cảnh phải làm theo ngôn ngữ phim, như màn hai ông già hồi tưởng chuyện quá khứ thì phải chuyển cảnh chứ không thể để hai người ngồi nói chuyện miết như trong thoại kịch được.

DC: Ngoài hài kịch, anh còn đóng trong những vở chính kịch. Anh thích gì, gặp khó khăn gì về mảnh sân chơi này?

HL: Khi diễn một vở kịch dài trên sân khấu rất là thích, bởi vì mình được sống trọn vẹn với dòng cảm xúc trong 3-4 tiếng đồng hồ liên tục. Ngược lại, khi đi tour để diễn những tiểu phẩm, mặc dù bi có hài có, nhưng mình chỉ có khoảng 15 phút nên không thể thăng hoa được bằng. Kẹt cái là nhiều khán giả đã quá quen với một Hoài Linh tấu hài, cho nên có khi lên sân khấu khóc thiên hạ vẫn cười!

DC: Gần đây nhất anh đóng trong tập phim “Ðoạn Trường Nam Ai” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc. Từ “Ðoạn Trường Nam Ai” bước qua “Dạ Cổ Hoài Lang”, anh thích gì về dòng phim này?

HL: Mình luôn luôn thích những dòng phim xưa, được mặc áo bà ba là thích lắm.

DC: “Dạ Cổ Hoài Lang” có phải là lần đầu anh hợp tác với đạo diễn Quang Dũng? Làm việc với đạo diễn Quang Dũng anh thấy ra sao?

HL: Mình đã từng làm việc với đạo diễn Quang Dũng trong phim “Nụ Hôn Thần Chết”. Mình thấy ông ta là một nhà đạo diễn chi tiết và đầy kinh nghiệm.

da-co-hoai-lang5
Giám Đốc SALA Trương Minh Cường/Christy Huyền cùng vợ chồng Chí Tài/Phương Loan

DC: Theo anh thì làm thế nào để đem nhiều phim VN hơn đến với khán giả ở ngoài nước–cả người Việt lẫn người ngoại quốc? Về mặt chất lượng, đề tài?

HL: Khi phim VN được đem qua Mỹ trình chiếu thì đã được chọn lọc, chất lượng đã cao. Khán giả bên này thì thích những gì có tính chất quê hương, như phim về làng quê VN, cải lương, ca dao… Nên tôi nghĩ với loại hình đó thì người lớn tuổi có thể ôn lại quá khứ, người trẻ tuổi cũng tìm hiểu được về quê hương nguồn cội. Có những bộ phim VN đang phát hành mà tôi nghĩ khán giả hải ngoại sẽ thích, như phim “Em Chưa 18” dành cho tuổi teen.

DC: Anh có lời nhắn gì đến khán giả Việt ở ngoại?

HL: Xin mời bà con đồng hương đi xem bộ phim “Dạ Cổ Hoài Lang” thật đông đảo. Ðến để chia sẻ, thông cảm với một Ông Tư xa quê, đồng cảm với những cảm xúc của ông. Tôi nghĩ khán giả sẽ rất yêu thích.

DC: Thay mặt độc giả Trẻ, cảm ơn anh Hoài Linh, và chúc anh mọi điều tốt đẹp.

“Dạ Cổ Hoài Lang” sẽ được ra mắt khán giả vùng Dallas/Fort Worth từ ngày 16/6/2017, tại rạp AMC Firewheel 18 (100 Coneflower Dr, Garland, TX). Nếu được nhiều người đi xem thì lịch chiếu có thể sẽ được AMC kéo dài. 

da-co-hoai-lang7
Giám Đốc SALA và nghệ sĩ Kiều Chinh

IB

[:]