Chính quyền Việt Nam coi Mẹ Nấm là kẻ xấu. Xấu đến mức phải cách ly khỏi xã hội bằng một bản án 10 năm, nghĩa là rất xấu. Thế thì ai phản đối bản án này để bênh vực cho Mẹ Nấm lẽ dĩ nhiên cũng sẽ bị chính quyền coi là kẻ xấu.
Nhưng mà những ai đã phản đối?
– Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ;
– Các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của LHQ;
– EU
– Đức
– Mỹ
– Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Amnesty International, Civil Rights Defenders, Human Rights Watch, Committee to Protect Journalists…
Mà chính quyền lại luôn tự tin về chính nghĩa của họ, vậy thì có lý do gì lại tiếp tục mối quan hệ với những kẻ xấu này? Do đó, để nhất quán giữa lời nói và hành động, bên cạnh việc lâu nay vẫn coi các tổ chức phi chính phủ quốc tế kể trên là thù địch, chính quyền cần làm thêm những việc sau:
Với Liên Hợp Quốc: Yêu cầu cách chức Trưởng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các Báo cáo viên Đặc biệt đã lên tiếng về vụ Mẹ Nấm. Trong trường hợp LHQ không đồng ý, chủ động rút khỏi và tẩy chay toàn diện tổ chức này.
Với EU và Đức: Yêu cầu cách chức Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Hà Nội và Đặc ủy Nhân quyền Chính phủ Đức – những người đã ra tuyên bố phản đối. Nếu yêu cầu không được đáp ứng: Hủy bỏ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), cấm vận kinh tế và cắt đứt quan hệ ngoại giao với EU, đóng cửa sứ quán Việt Nam ở Đức.
Với Mỹ: Yêu cầu cách chức Ngoại trưởng Mỹ vì người phát ngôn cơ quan này đã lên án phiên tòa. Nếu Mỹ không chấp nhận: Cấm vận kinh tế và cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Mặc dù Mỹ và EU lần lượt là thị trường xuất khẩu lớn thứ 1 và thứ 2 của Việt Nam, song không lẽ vì thế mà chính quyền lại e dè để rồi từ bỏ chính nghĩa của mình. Thế thì khác gì vì tiền mà bỏ mặc lý tưởng, vì lợi ích vật chất mà đập bỏ nền tảng ý thức hệ?
Mang chân lý trên vai, lại được trang bị chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch, hà cớ gì chính quyền lại ngại các nước tư bản này?
Tự diễn biến, tự chuyển hóa hết rồi sao?
Phản ứng với phiên tòa của Blogger Mẹ Nấm:
Cao ủy Nhân quyền LHQ (UN Human Rights Office South East Asia Regional Office)
https://goo.gl/Vc24JX
Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ (UN Special Procedures)
https://goo.gl/3MWgcR
Phái đoàn Liên minh Châu ÂU ở Việt Nam (European Union Delegation to Vietnam)
https://goo.gl/ZZ4KjN
Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Đức (German Human Rights Ambassador)
https://goo.gl/7m3hjj
Đại sứ quán Vương Quốc Anh (U.K. Embassy)
https://goo.gl/9Wprcm
Chính phủ Hoa Kỳ (U.S. Government)
https://goo.gl/CjSrcR
Các INGOs:
Ân xá Quốc tế và Người Bảo vệ Dân quyền (Amnesty International and Civil Rights Defenders)
https://goo.gl/EuEo4R
Người Bảo vệ Dân quyền (Civil Rights Defenders)
https://goo.gl/tgZdFN
Ủy ban Bảo vệ Các Nhà báo (Committee to Protect Journalists)
https://goo.gl/2hW1zS
Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch)
https://goo.gl/8LjNv8
Phóng viên Không Biên giới (Reporters Without Borders)
https://goo.gl/GjFfHZ
Những tiêu đề báo chí không làm cho nhà cầm quyền đẹp mặt chút nào, và làm cho người Việt chúng ta cảm thấy xấu hổ. Báo chí khắp thế giới, từ Đức, Mỹ , Anh, Úc đến Á châu đều đồng loạt đưa tin về bản án 10 năm tù giáng lên thân phận của một người phụ nữ 37 tuổi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Ngày nay, người phương Tây từ ngoài nhìn Việt Nam như là một nước cấp tiến, thậm chí có người như giáo sư ES (tôi hay mời ông về VN giảng) còn nói Việt Nam đã thành thể chế dân chủ rồi! Nhưng những bản án giáng lên những tiếng nói ôn hòa và thiết tha muốn xây dựng một xã hội tiến bộ và hội nhập thế giới làm cho người ngoài phải suy nghĩ lại và có cái nhìn khác: hóa ra Việt Nam vẫn chưa bước vào thế giới văn minh!
Trong cuốn hồi ký “Dọc đường gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim (cuốn sách mới bị thu hồi tuần qua) (5) có những đoạn ứng nghiệm với những gì đang xảy ra cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhiều người trước đây. Bảy mươi năm trước, học giả Trần Trọng Kim nhận xét về thể chế cộng sản rằng “người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải bị đày, bị giết” và ông xem cách cư xử đó với người dân “giống như in cái chế độ chuyên chế thủa xưa” (trang 117).
Nếu cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sống ở Mỹ hay ở Úc thì chắc chắn cô không bao giờ đi tù vì những việc làm mà báo chí Việt Nam mô tả. Trong một xã hội văn minh và tiến bộ, các tiếng nói đa chiều là rất cần thiết. Sống trong một xã hội mà những tiếng nói phê phán, chỉ trích chính sách của chính phủ gần như hàng ngày, thì người ta phải kinh ngạc trước bản án tù 10 năm chỉ vì người đó nói lên vấn đề môi trường. Một anh bạn người Úc vốn ít quan tâm đến thời sự Việt Nam mà hôm qua cũng kéo tôi ra ngoài sau buổi seminar để hỏi “What’s wrong with Vietnam?” Anh ta hỏi dồn dập tại sao một người phụ nữ chỉ lên tiếng phê bình chính quyền về vụ Formosa và các vấn đề xã hội mà bị đi tù đến 10 năm? Làm sao có thể giải thích cho anh ta thấu hiểu luật pháp ở Việt Nam, nơi mà một người chỉ làm mẻ cái bàn phải đối diện với bản án 1 năm tù, hay người ăn trộm vịt bị bản án 4 năm tù. Tôi nghĩ ngay cả những người làm luật lệ ở Việt Nam chưa chắc giải thích được, bởi vì nó không hẳn được xây dựng trên nền tảng của công lý và tiến bộ xã hội.
Người ta đánh giá sự tiến bộ và sự thành công của một quốc gia không phải qua những chỉ số kinh tế, cũng chẳng phải qua những tòa nhà cao chọc trời, mà là qua những tiêu chuẩn như quyền cá nhân, tự do cá nhân và lựa chọn, dung hợp và hòa hợp, và quyền về giáo dục. Về sự dung hợp và hòa hợp thì Việt Nam đã bị “cho điểm” rất thấp (44 trên 100) (6). Những bản án khắc nghiệt giáng xuống những tiếng nói ôn hòa như Như Quỳnh chắc chắn sẽ chẳng làm cho Việt Nam nằm trong câu lạc bộ những quốc gia tiến bộ và thành công. Và, đó là một nỗi xấu hổ của tất cả người Việt chúng ta.

Từ facebook Nguyen Anh Tuan